Những trái cây Việt đã được xuất khẩu vào Mỹ, 8 loại quả tươi từ Việt Nam, gồm: xoài, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa và thanh long, Xuất khẩu trái cây sang Mỹ phải vượt qua 5 tiêu chuẩn này

6 Loại Trái Cây Xuất Sang Mỹ

Sau gần 10 năm đàm phán, từ hôm nay (18/2), quả xoài của Việt Nam đã chính thức được cấp phép vào Mỹ. Trước đó, vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa cũng đã lần lượt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tươi vào thị trường khó tính này.

Thanh long là loại trái cây đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2008. Kể từ đó đến nay, lượng thanh long xuất khẩu vào Mỹ tăng theo từng năm. Nếu năm đầu tiên là 100 tấn thì đến năm 2012 con số này đã tăng gấp 10 lần, lên 1.200 tấn.

Chôm chôm Việt Nam được phép xuất khẩu sang Mỹ từ năm 2011.

Năm 2014, Bộ Nông nghiệp Mỹ chính thức cấp phép cho quả nhãn và vải của Việt Nam vào thị trường này. Bên cạnh nhãn lồng Hưng Yên, nhãn Sông Mã (Sơn La), nhãn Miền Thiết cũng được xuất sang Mỹ

Loại trái cây thứ 5 của Việt Nam đạt tiêu chuẩn vào Mỹ là vú sữa . Lô vú sữa xuất khẩu đầu tiên vào tháng 12/2017, sau 10 năm đàm phán. Việt Nam cũng là nước đầu tiên được cấp phép xuất khẩu vú sữa sang thị trường Mỹ.

Mỹ hiện là thị trường rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Trung Quốc). Năm 2018, hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 126 triệu USD (tăng hơn 11% so với năm trước đó). Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau quả nhiệt đới, trái mùa và hữu cơ tại các nước phát triển cũng như Mỹ sẽ còn tăng. Đây là cơ hội rộng mở cho rau quả Việt Nam.

Lô bưởi da xanh đầu tiên xuất sang thị trường Mỹ

Ngày 28-11, UBND tỉnh Bến Tre phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức lễ xuất khẩu lô bưởi đầu tiên sang thị trường Mỹ. Đây là loại trái cây thứ 7 được phép nhập khẩu vào Mỹ, sau các loại quả xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.

Theo ông Trần Thanh Nam – thứ trưởng Bộ NN&PTNT, đây là kết quả của nỗ lực đàm phán suốt thời gian dài của các cơ quan chuyên môn giữa hai bên và sự đồng hành kiên trì của cộng đồng những người sản xuất và xuất khẩu bưởi Việt Nam.

Việt Nam hiện có 105.400ha trồng bưởi, sản lượng gần 905.000 tấn với các giống bưởi đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền.

“Riêng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 32.000ha với sản lượng khoảng 369.000 tấn… Đây là dư địa và cơ hội rất lớn cho trái cây Việt Nam nói chung và quả bưởi tươi nói riêng để tiếp cận thị trường Hoa Kỳ”, ông Nam nói.

Bà Ngô Tường Vy, tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu – đơn vị đảm nhận việc xuất lô bưởi đầu tiên sang nước Mỹ, cho biết: “Trong thời gian qua, chúng ta đã học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ các chuyên gia Mỹ. Sau buổi lễ xuất khẩu, chúng ta cần hoàn thiện lại các chuỗi liên kết. Trong thời gian tới, mục tiêu của Chánh Thu là đưa trái bưởi vào các chuỗi hệ thống siêu thị lớn như Costco, Walmart”.

Ông Trần Ngọc Tam – chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre – cho biết hiện nay trong bảy sản phẩm cây ăn quả của Việt Nam được xuất sang thị trường Hoa Kỳ thì Bến Tre có ba sản phẩm gồm: bưởi, nhãn, chôm chôm.

Trước sự kiện lô bưởi đầu tiên được xuất sang Mỹ, ông Tam cho biết tỉnh Bến Tre đã có những hướng dẫn cụ thể cho bà con sản xuất theo hướng chuyên sâu, hướng đến xuất khẩu sản phẩm chủ lực ở thị trường xuất khẩu tiềm năng.

“Với diện tích trồng bưởi khoảng 10.000ha, hằng năm cho sản lượng trên 200.000 tấn, tỉnh đã hướng dẫn, hỗ trợ người dân chăm sóc vườn bưởi theo tiêu chuẩn an toàn, chất lượng; chú trọng đến các đối tượng kiểm dịch thực vật phía Hoa Kỳ quan tâm; xây dựng các vùng trồng, tổ chức sơ chế, đóng gói sau thu hoạch đảm bảo đúng quy định”, ông Tam nói.

Đến nay cả nước đã có 36 vùng trồng bưởi của 10 tỉnh (Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và Đắk Nông) được cấp mã số vùng trồng bưởi xuất khẩu sang Hoa Kỳ với tổng diện tích 752ha, sản lượng dự kiến 13.105,6 tấn.

Bến Tre là một trong 10 địa phương được cấp mã số vùng trồng bưởi xuất khẩu sang Hoa Kỳ 

Công nghệ bảo quản 90 ngày mở đường cho quả bưởi Việt vượt biển xuất khẩu sang Mỹ

Chế phẩm màng mỏng phủ lên trái bưởi đảm bảo giữ được độ tươi ngon trong 90 ngày giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu bưởi đến Mỹ theo đường biển thay vì đi đường hàng không với chi phí đắt đỏ.

Trao đổi với Thanh Niên ngày 30.11, ông Nguyễn Mạnh Hiểu, Trưởng bộ môn Công nghệ bảo quản quản nông sản thực phẩm, Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (VIAEP), cho biết công nghệ bảo quản kể trên do Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) phối hợp với VIAEP nghiên cứu thành công.

Công nghệ bảo quản 90 ngày mở đường cho quả bưởi Việt vượt biển xuất khẩu sang Mỹ - ảnh 1
Dây chuyền xử lý bưởi xuất khẩu vào Mỹ do UNIDO và VIAEP nghiên cứu, phát triển

VŨ ĐỨC HƯNG

Để vào thị trường Mỹ, trái bưởi phải được xử lý bởi một quy trình kỹ thuật và bắt buộc phải sử dụng màng phủ thay thế việc bọc màng co PVC. Theo đó, UNIDO và VIAEP đã phối hợp tập trung nghiên cứu phát triển chế phẩm màng phủ cho trái bưởi.

“Màng phủ là các lớp vật liệu mỏng được phủ lên bề mặt trái trái bưởi có thể giữ được độ tươi, kéo dài thời gian bảo quản trái bưởi lên đến 90 ngày. Chế phẩm màng phủ không chỉ thay thế cho phương pháp bọc màng co PVC mà còn giữ được hương vị đặc trưng của trái bưởi”, ông Hiểu nói.

Công nghệ bảo quản 90 ngày mở đường cho quả bưởi Việt vượt biển xuất khẩu sang Mỹ - ảnh 2
Quả bưởi được rửa sạch sẽ, hong cho khô ráo trước khi được xử lý màng phủ

VŨ MẠNH HƯNG

Cũng theo ông Hiểu, ngoài nghiên cứu màng phủ, UNIDO và Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã thiết kế, chế tạo thành công hệ thống sơ chế xử lý trái bưởi đồng bộ công suất 4 – 5 tấn/giờ với nhiều công đoạn khác nhau như: rửa, xử lý hóa chất, làm ráo, phun phủ màng và làm khô trái bưởi.

Hệ thống thiết bị này đã được lắp đặt tại Công ty xuất nhập khẩu Chánh Thu (Bến Tre) và đã được Cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) và Cục Bảo vệ thực vật chứng nhận đạt yêu cầu xử lý trái bưởi vào thị trường Mỹ.

Công nghệ bảo quản 90 ngày mở đường cho quả bưởi Việt vượt biển xuất khẩu sang Mỹ - ảnh 3
Sau khi được phun phủ màng, trái bưởi sẽ được dán tem nhãn truy xuất nguồn gốc trước khi đóng hộp xuất khẩu

Đại diện doanh nghiệp có lô hàng bưởi đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ, bà Ngô Tường Vy, Phó giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Chánh Thu, cho biết lô hàng đầu tiên có khối lượng gần 40 tấn, trong đó chỉ có 4 tấn xuất khẩu theo đường hàng không, còn lại chia làm 2 container để xuất khẩu sang Mỹ theo đường biển.

Theo bà Vy, một trong những hạn chế khiến nhiều loại trái cây Việt chưa thể vươn tới các thị trường xa, xuất khẩu khối lượng không nhiều là công nghệ bảo quản nên không thể đi được đường biển. Trong khi nếu trái cây xuất khẩu đường hàng không thì chi phí rất đắt đỏ, mất sức cạnh tranh.

“Chế phẩm màng phủ này sẽ tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu bưởi đến Mỹ trong những năm tới khi có thể đưa hàng đi theo đường biển với cước vận chuyển rẻ”, bà Vy nói.

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hiểu, ngoài sử dụng trên quả bưởi, chế phẩm màng phủ này có thể sử dụng trên nhiều loại trái cây giúp tăng cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ và các thị trường khác trong tương lai.

Thị trường Mỹ

  • Xoài
    • Chuyên canh: Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang và Tiền Giang
    • Lô hàng đầu tiên: 2019
    • Giá xuất khẩu: 50-70 USD/thùng 12 trái
  • Thanh long
    • Lô hàng đầu tiên: 2008
    • Chuyên canh:  Long An, Tiền Giang, Bình Thuận,…
  • Nhãn
    • Chuyên canh: Hưng Yên, Tiền Giang, Sơn La,…
    • Lô hàng đầu tiên: 2014
    • Giá nội địa: 20000 đồng/kg
    • Giá xuất khẩu: 9 – 10 USD/pound
  • Chôm chôm
    • Chuyên canh: Đồng Nai, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang
  • Vải thiều
    • Chuyên canh: Bắc Giang, Hải Dương
    • Giá nội địa: 30000 đồng/kg
    • Lô đầu tiên: 2015

Thêm một loại trái cây Việt Nam sắp được xuất khẩu sang Mỹ

Cơ quan chức năng của Mỹ thông báo đã hoàn tất các thủ tục nhập khẩu trái bưởi từ Việt Nam, theo đó, loại trái cây này có thể xuất đi Mỹ sau khoảng 2 tháng nữa.

Mỹ đã chấp thuận mở cửa thị trường cho trái bưởi của Việt Nam trong năm 2022.
Mỹ đã chấp thuận mở cửa thị trường cho trái bưởi của Việt Nam trong năm 2022.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới đây thông tin, Bộ này đã nhận được thông báo từ các cơ quan chức năng Mỹ về  hoàn thành thẩm định các thủ tục và chính thức cho phép nhập khẩu trái bưởi từ Việt Nam. Dự kiến trong khoảng 2 tháng nữa, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu trái bưởi đi Mỹ.

“Các doanh nghiệp có nhu cầu và khả năng xuất khẩu trái bưởi tươi đi Mỹ cần phối hợp với các đơn vị kiểm dịch động thực vật của Việt Nam hoàn tất hồ sơ để sớm xuất khẩu loại quả này đi Mỹ”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thành Nam lưu ý.

Quả bưởi là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trước đó, Mỹ đã cấp phép nhập khẩu 6 loại quả tươi từ Việt Nam, gồm: xoài, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa và thanh long. Các hoa quả khác có thể được xuất khẩu ở dạng đông lạnh hoặc sản phẩm chế biến (đóng hộp, sấy khô).

Các cơ quan Chính phủ cũng đang tích cực đàm phán để phía Mỹ cấp phép thêm cho hoa quả tươi của Việt Nam, sau trái bưởi sẽ là các loại trái cây khác, trong đó có dừa tươi.

Theo Cục Trồng trọt, cả nước có 105.400 ha trồng bưởi, sản lượng gần 950.000 tấn. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng có gần 13.000 ha với sản lượng trên 170.000 tấn, trung du miền núi phía Bắc có hơn 30.000 ha với sản lượng 220.000 tấn. Riêng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 32.000 ha với sản lượng khoảng 340.000 tấn.Từ nay đến hết quý I/2022, cả nước sẽ thu hoạch khoảng 140.000 tấn bưởi.

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ đánh giá, Mỹ là thị trường tiềm năng của trái cây Việt khi có tới 332 triệu khách hàng với thu nhập đầu người cao và xu hướng ẩm thực ngày càng chú trọng thành phần rau, quả.

Mặc dù chịu tác động của dịch Covid, nhưng năm 2020, Mỹ vẫn nhập khẩu tới 14,1 tỷ USD trái cây, tăng nhẹ so với 2019.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Mỹ đạt 203,2 triệu USD, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, hoạt động xuất khẩu trái cây, đặc biệt là trái cây tươi sang Mỹ cũng gặp các khó khăn. Trước hết, sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được trồng ngày càng nhiều tại các bang như Florida, California, hay tại Mehico và các nước Nam Mỹ có điều kiện tự nhiên gần giống Việt Nam, cũng như sản phẩm của các nước châu Á khác và sản phẩm thay thế được trồng ngay tại Mỹ.

Ngoài ra, do khoảng cách địa lý, chi phí vận chuyển, bảo quản cao. Hoa quả tươi có mùa vụ ngắn cũng đòi hỏi các khâu trong chuỗi phân phối phải rất nhịp nhàng, hiệu quả để nâng hiệu quả xuất khẩu của các loại trái cây tươi của nước ta.

Xuất khẩu trái cây sang Mỹ phải vượt qua 5 tiêu chuẩn này

Thông tin trên fanpage của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) giới thiệu về quả thanh long với những ưu điểm như giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng xứ cờ hoa. Việc một loại trái cây nhiệt đới được ca ngợi trên đất Mỹ có thể là một tín hiệu tốt cho nhiều loại trái cây Việt.
Xuất khẩu trái cây sang Mỹ cần đáp ứng 5 tiêu chuẩn khắt khe. Ảnh: tư liệu

Từ lời giới thiệu trên fanpage
Ngày 19.3, trên fanpage chính thức, USDA đã có một status ngắn gọn giới thiệu về quả thành long như sau: “Thanh long còn có tên gọi khác là pitaya (tiếng Thái Lan), là một loại trái cây nhiệt đới có nhiều chất xơ và cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất tốt”.
Có thể thấy, chỉ cần một vài lời giới thiệu ngắn gọn, chừng mực nhưng súc tích trên fanpage của USDA cũng khiến nhiều doanh nghiệp, người trồng thanh long nức lòng.

Theo ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), sau nhiều năm đàm phán, trái cây Việt Nam đã mở cửa được nhiều thị trường đòi hỏi cao về tiêu chuẩn sản phẩm như Mỹ, Chi Lê, Nhật Bản, Đài Loan, New Zealand.

Điều đáng ghi nhận là ngay sau khi bài viết được đăng tải, đã có nhiều lời nhận xét tích cực của người dân nước này dành cho trái thanh long – một trong những sản phẩm trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Tài khoản Facebook Tricia Braid, Leydi Chu bày tỏ sự yêu thích dành cho trái thanh long trong khi tài khoản Facebook có tên Karen Hoag tiết lộ, giá bán loại quả này tại siêu thị địa phương khá đắt đỏ, giá bán lẻ lên đến 6,99 USD/lb.
Thanh long là 1 trong 6 loại quả của Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu sang Mỹ (vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, vú sữa và xoài). Trong đó, thanh long là mặt hàng được xuất khẩu với số lượng lên đến hàng nghìn tấn mỗi năm.
Được biết, từ năm 2008, những trái thanh long đầu tiên của vựa thanh long Bình Thuận đã có mặt ở thị trường Mỹ. Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay, số lượng thanh long xuất khẩu sang Mỹ ngày càng tăng.
Nhưng con đường xuất khẩu thanh long vào Mỹ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Còn nhớ năm 2009, chỉ sau 1 năm những trái thanh long đầu tiên được sang xứ cờ hoa, nhiều doanh nghiệp không còn mặn mà với thị trường này do vận chuyển bằng đường biển mất quá nhiều thời gian, làm giảm chất lượng trái thanh long, trong khi vận chuyển bằng máy bay thì chi phí quá đắt đỏ.
Những năm sau đó, các điểm yếu dần được khắc phục bằng công nghệ chiếu xạ giúp kéo dài thời gian bảo quản, trái thanh long lại tìm đường sang Mỹ dù số lượng còn khiêm tốn.
Theo Tổng cục Hải quan, nếu như trong năm 2008, mới chỉ có 100 tấn thanh long Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ. Đến năm 2012, con số này đã tăng lên là 1.200 tấn. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ khoảng 3.000 tấn thanh long, gấp 2,5 lần so với cả năm 2012.
Nhu cầu lớn nhưng đòi hỏi cao

Theo thông tin từ USDA, Mỹ có nhu cầu tiêu thụ lớn về trái cây nói riêng, quả và quả hạch ăn được nói chung. Mỗi năm, nhu cầu tiêu thụ trái cây tươi ở Mỹ lên tới 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi nội địa của nước này đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại là trái cây tươi nhập khẩu (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn). Đây sẽ là dư địa rất lớn cho trái cây Việt Nam như thanh long, vú sữa, nhãn, xoài…
Ông Nguyễn Thành Phước – Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt- Bảo vệ thực vật Sóc Trăng (địa phương vừa đưa được trái vú sữa sang thị trường Mỹ) cho biết, muốn xuất khẩu trái cây sang Mỹ, nhà vườn phải được cấp mã code và đáp ứng các yêu cầu như phải bao trái, tuân thủ không dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không được phép sử dụng. Để đạt được yêu cầu này, cán bộ Chi cục Trồng trọt- BVTV Sóc Trăng phối hợp cùng Trung tâm Kiểm dịch thực vật tổ chức tập huấn cho các nhà vườn về kỹ thuật canh tác, bao trái, danh mục thuốc cấm sử dụng của Mỹ.
Theo ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT, sau nhiều năm đàm phán, trái cây Việt Nam đã mở cửa được nhiều thị trường đòi hỏi cao về tiêu chuẩn sản phẩm như Mỹ, Chi Lê, Nhật Bản, Đài Loan, New Zealand cho 5 loại trái cây chính là thanh long, nhãn, xoài, vải và vú sữa.
Riêng đối với thị trường Mỹ, sau 10 năm đàm phán, quốc gia này đã chấp nhận mở cửa cho Việt Nam xuất khẩu trái vú sữa và mới đây nhất là xoài, nâng số lượng trái cây xuất khẩu sang thị trường này lên con số 6.
Tuy vậy, theo Cục Bảo vệ thực vật, muốn xuất khẩu trái cây sang Mỹ phải đáp ứng được 3 tiêu chuẩn chính, gồm vùng trồng đạt tiêu chuẩn và được phía Mỹ ủy quyền cho Bộ NNPTNT giao Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng; nhà máy đóng gói phải được chuyên gia phía Mỹ cấp mã số; sản phẩm phải được chiếu xạ tại nhà máy được cấp mã số đạt chuẩn.
Trong đó, để đáp ứng và được cấp mã số vùng trồng, Cục Bảo vệ thực vật cho biết, thứ nhất, vùng trồng phải có diện tích tối thiểu 10ha. Thứ hai, vùng trồng phải định vị trên Google Maps, có danh sách các hộ nông dân tham gia, diện tích, giống và phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Thứ ba, các hộ dân được cấp mã số và phải thực hiện ghi chép nhật ký (không bắt buộc sản xuất GAP).
Thứ tư, đối với trái nhãn phải thực hiện bao trái trước thu hoạch 3 tuần và vú sữa phải bao trái sớm hơn để tránh ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng sản phẩm.

Thứ năm, không được sử dụng 5 loại hoạt chất hóa học phía Mỹ cấm trong quá trình sản xuất. Đây là 5 tiêu chuẩn cần có để Cục bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ.
Tiêu chuẩn đã có, điều còn lại là các doanh nghiệp, nông dân cần liên kết để sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ phía thị trường này.

Nguồn: Dân Việt

Loại trái thứ 7. Trái bưởi Việt Nam muốn xuất sang Mỹ cần đáp ứng yêu cầu gì?

TTO – Bộ Nông nghiệp Mỹ quyết định cho phép nhập khẩu quả bưởi tươi của Việt Nam từ ngày 4-10-2022. Đây là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ sau xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.

Chiều 17-10, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) tổ chức công bố các yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với trái bưởi Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Ông Hoàng Trung – cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – cho biết sau hơn 5 năm đàm phán, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thông báo chính thức cho phép nhập khẩu trái bưởi tươi của Việt Nam.

Như vậy, trái bưởi tươi của Việt Nam (citrus maxima) là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ sau xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa.

Nước Mỹ có nhu cầu tiêu thụ lớn về trái cây, mỗi năm lên tới 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi nội địa của nước này hiện chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn) phải nhập khẩu.

Trong khi đó, cả nước ta có 105.400 ha trồng bưởi, sản lượng gần 905.000 tấn với các giống bưởi đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền như bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch. Riêng ĐBSCL có khoảng 32.000 ha với sản lượng khoảng 369.000 tấn… Đây là dư địa và cơ hội rất lớn cho trái cây Việt Nam nói chung và trái bưởi tươi nói riêng tiếp cận thị trường Mỹ.

Về quy định khi xuất khẩu, ông Nguyễn Quang Hiếu – trưởng phòng hợp tác quốc tế và truyền thông Cục Bảo vệ thực vật – cho biết theo quy định của Mỹ, vùng trồng và cơ sở xử lý trái bưởi tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải được đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và Cơ quan kiểm dịch động thực vật của Mỹ (APHIS). 

Trái bưởi không được nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật mà Mỹ quan tâm; được xử lý chiếu xạ và được Cục Bảo vệ thực vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Theo đó, các vùng trồng, cơ sở đóng gói bưởi phải có biện pháp quản lý phù hợp để loại bỏ các đối tượng dịch hại Mỹ quan tâm bao gồm các loại ruồi đục quả Bactrocera dorsalis, Zeugodacus cucurbitae, sâu đục quả Prays endocarpa và các loại nấm Cylindrocarpon lichenicola, Phyllosticta citriasiana.

Đặc biệt lưu ý trong việc áp dụng các biện pháp quản lý đối với nấm Cylindrocarpon lichenicola và Phyllosticta citriasiana, như loại bỏ tất cả quả rụng trước khi đưa vào nhà đóng gói và phải được làm sạch, xử lý nấm và phủ sáp toàn bộ quả. 

Đồng thời loại bỏ hết lá, cuống và các bộ phận khác của cây (trừ cuống quả ngắn hơn 2,5cm vẫn còn gắn vào quả).

Bên cạnh đó, các lô hàng bưởi tươi xuất khẩu sang Mỹ phải được xử lý chiếu xạ với liều tối thiểu là 150 Gy, kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

“Trường hợp không tuân thủ thì lô hàng có thể bị từ chối nhập khẩu, tiêu hủy hoặc xử lý lại nếu có biện pháp kỹ thuật phù hợp. Vùng trồng có liên quan sẽ bị tạm dừng xuất khẩu để điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục” – ông Hiếu cảnh báo.

Để triển khai chương trình xuất khẩu bưởi sang Mỹ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp với các bên liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt sẽ tập trung tập huấn cho người sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu bưởi về các yêu cầu nhập khẩu của Mỹ. 

Đồng thời, thực hiện đăng ký, duy trì mã số vùng trồng xuất khẩu và điều kiện nhập khẩu bưởi vào Mỹ, giám sát chặt chẽ sinh vật gây hại và hướng dẫn phòng trừ tại vùng trồng, bảo đảm tránh tái lây nhiễm sinh vật gây hại tại cơ sở đóng gói.

Trái bưởi sẽ được xử lý chiếu xạ tại các cơ sở chiếu xạ được Mỹ công nhận dưới sự giám sát của APHIS và Cục Bảo vệ thực vật đối với tất cả các lô hàng xuất khẩu.

Nguồn báo tuổi trẻ https://tuoitre.vn/trai-buoi-viet-nam-muon-xuat-sang-my-can-dap-ung-yeu-cau-gi-20221017160242671.htm

8. Mỹ chính thức nhập khẩu dừa Việt Nam

Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đã nhận được thông tin từ Cục Kiểm dịch động thực vật – Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo về việc mở cửa nhập khẩu đối với quả dừa xuất khẩu từ Việt Nam. Điều này giúp xuất khẩu dừa có khả năng cán mốc tỷ USD trong thời gian tới. 

Theo Cục Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS), cơ quan này đã tiến hành song song việc lên kế hoạch cho những bước tiếp theo trong tiến trình tiếp cận thị trường và phân tích nội bộ để đánh giá mặt hàng dừa.

Kết quả cho thấy, quả dừa Việt Nam đáp ứng yêu cầu của phía Mỹ về sản phẩm chế biến và có rủi ro lây lan dịch hại thực vật không đáng kể.

Hiện, APHIS đã hoàn tất việc cập nhật cơ sở dữ liệu trực tuyến yêu cầu nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp để phê duyệt việc nhập khẩu dừa Việt Nam, đã tách ít nhất 75% phần xơ dừa và loại bỏ hoàn toàn lớp vỏ xanh bên ngoài.

Cục Kiểm dịch động thực vật Mỹ cho biết, doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt đầu xuất khẩu dừa sang Mỹ ngay lập tức.

Đáng chú ý, yêu cầu kiểm dịch thực vật duy nhất đối với các lô hàng sẽ chỉ diễn ra tại các cảng nhập cảnh của Mỹ. Hiện, APHIS đã thông báo nội dung cập nhật tới các Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ để tránh bất kỳ sự chậm trễ nào của lô hàng tại các cảng nhập của quốc gia này.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện Việt Nam có khoảng 200.000 ha đất trồng dừa, sản lượng khoảng 2 triệu tấn. Vùng trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam cũng là quốc gia đứng thứ 7 thế giới về sản xuất dừa.

Trong tháng 8 này, phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng sang kiểm tra thực địa các vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi ở nước ta có nhu cầu xuất khẩu chính ngạch để làm căn cứ cho việc ký kết nghị định thư giữa hai quốc gia.

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này ước khoảng 900 triệu USD. Việc mở cửa thêm thị trường Mỹ và sắp tới là Trung Quốc sẽ giúp xuất khẩu dừa của Việt Nam sớm cán mốc tỷ USD.

1. Chuyên tư vấn làm đăng ký mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói để xuất khẩu đi các nước trên thế giới

Trung tâm XNK Logistics Quốc Tế (Vina Logistics)

CHUYÊN LÀM TẤT CẢ CÁC DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ

LIÊN HỆ: ĐT/ZALO: 0978.392436

2. Dịch vụ Chuyên đăng ký mã số để xuất khẩu sang Trung Quốc theo lệnh 248, 249, GACC, CIFER, IRE.CUSTOMS

https://dangkymagacclenh248.com/

https://diendan.camnangxnk-logistics.net/threads/dich-vu-chuyen-dang-ky-ma-so-de-xuat-khau-sang-trung-quoc.5199/

Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế hàng đầu Việt Nam

Học 1 khóa tại Trung tâm XNK Logistics Quốc Tế (Vina Logistics) sẽ giúp DN giảm thiểu nhiều rủi ro trong XNK, LOGISTICS và được chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế 

CHUYÊN LÀM TẤT CẢ CÁC DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ

Đăng ký hóa học qua Đt/zalo: 0978392436 hoặc email: trungtamxnkquocte@gmail.com hoặc trực tiếp trên web 

https://zalo.me/g/gvtipc438

https://www.khoahocxuatnhapkhau.vn/

https://vinalogistics.edu.vn/

https://diendan.camnangxnk-logistics.net/threads/n%C6%A1i-%C4%91%C3%A0o-t%E1%BA%A1o-ngh%E1%BB%80-xu%E1%BA%A4t-nh%E1%BA%ACp-kh%E1%BA%A8u-th%E1%BB%B0c-t%E1%BA%BE-s%E1%BB%91-1-vi%E1%BB%87t-nam.1379/

Xem nội dung và lịch học https://camnangxnk-logistics.net/khai-giang-khoa-xnk-logistics-thuc-te/

0978392436