SỬA ĐỔI THÔNG TƯ SỐ 05/2022/TT-BCT NGÀY 18 THÁNG 02 NĂM 2022 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
Thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực ký ngày 15 tháng 11 năm 2020 qua hình thức trực tuyến;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (sau đây gọi là Thông tư số 05/2022/TT-BCT).
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 05/2022/TT-BCT như sau:
- Thay thế Phụ lục I (Quy tắc cụ thể mặt hàng) tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 05/2022/TT-BCT bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Thay thế Phụ lục III (Mẫu C/O RCEP xuất khẩu và mẫu Tờ khai bổ sung C/O) tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư số 05/2022/TT-BCT bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Điều khoản thi hành
- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
- Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.
PHỤ LỤC I
QUY TẮC CỤ THỂ MẶT HÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2022/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong RCEP)
- Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (sau đây gọi là Thông tư số 05/2022/TT-BCT), Phụ lục này đưa ra các quy định để xác định xuất xứ hàng hóa.
- Tiêu chí “hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên” và “hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên” nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Thông tư số 05/2022/TT-BCT được áp dụng đối với tất cả các dòng hàng.
- Để diễn giải Quy tắc cụ thể mặt hàng trong Phụ lục này, một số thuật ngữ được hiểu như sau:
- a) Phần là một phần của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.
- b) Chương là hai chữ số đầu tiên của mã số hàng hóa trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.
- c) Nhóm là bốn chữ số đầu tiên của mã số hàng hóa trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.
- d) Phân nhóm là sáu chữ số đầu tiên của mã số hàng hóa trong Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.
- Trường hợp có nhiều tiêu chí xuất xứ hàng hóa để lựa chọn trong Quy tắc cụ thể mặt hàng, hàng hóa có xuất xứ khi đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ đó.
- Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (sau đây gọi là “CTC”) chỉ áp dụng cho nguyên liệu không có xuất xứ.
- Trường hợp tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa có quy định nguyên liệu loại trừ, quy định loại trừ áp dụng với nguyên liệu không có xuất xứ.
- Theo quy định tại Phụ lục này:
- a) RVC40 là hàm lượng giá trị khu vực (sau đây gọi là “RVC”) không thấp hơn 40% được tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 05/2022/TT-BCT .
- b) CC là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 2 số.
- c) CTH là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số.
- d) CTSH là chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 6 số.
đ) WO là hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 05/2022/TT-BCT. Khi tiêu chí xuất xứ hàng hóa là WO, hàng hóa đó vẫn được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng tiêu chí hàng hóa được sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 05/2022/TT-BCT .
- e) CR là quy tắc phản ứng hóa học. Sản phẩm hóa học được coi là có xuất xứ nếu quy tắc phản ứng hóa học diễn ra tại nước thành viên đó. Phản ứng hóa học là một quá trình (bao gồm quá trình sinh hóa) dẫn tới việc sinh ra một phân tử có cấu trúc mới bằng việc phá vỡ các liên kết nội phân tử và tạo nên các liên kết nội phân tử mới, hoặc bằng việc thay đổi mạng không gian nguyên tử. Các công đoạn dưới đây không được coi là phản ứng hóa học:
e1) Hòa tan vào nước hoặc các dung môi khác.
e2) Khử các dung môi bao gồm cả việc khử nước.
e3) Thêm nước vào hoặc loại bỏ nước ra khỏi các chất kết tinh.
- Phụ lục này được xây dựng dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng năm 2022 (sau đây gọi là Phiên bản HS 2022).
Phu luc I - PSR HS 2022
Phu luc II - Mau CO RCEP xuat khau va mau to khai bo sung CO
Bài viết liên quan
33/2023/TT-BTC Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
113/GSQL-GQ4 Vv vướng mắc CPTPP Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam
2114/TCHQ-GSQL Vv C/O mẫu RCEP
1163/TCHQ-GSQL Vv C/O mẫu D 1449/TCHQ-GSQL Vv mã HS trên chứng từ chứng nhận xuất xứ mẫu D
897/TCHQ-GSQL Vv Chứng từ Chứng nhận xuất xứ của Chi lê & 76/XNK-XXHH Vv thông báo hiệu lực thực thi hiệp định CPTPP của Chi Lê
464 TCHQ-GSQL V/v vướng mắc C/O