Thương vụ Việt Nam tại Angieria giới thiệu Bản tin thị trường Angieria và Senegal tháng 11 năm 2020 để bạn đọc tham khảo.

Bản Tin Thị Trường Tháng 11 2020

Xem Bản tin thị trường tháng 11-2020

THƯƠNG VỤ VIỆT NAM TẠI ALGERIA

(KIÊM NHIỆM GAMBIA, MALI, NIGER VÀ SENEGAL)

 

Địa chỉ: Villa 30, boulevard du 11 Decembre 1960, El Biar, Alger, Algeria

Điện thoại: +21321946070 ; Fax: +213 21946070

ĐTDĐ : +213559 50 26 58; Email: dz@moit.gov.vn

 

 

 

 

 

 

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

ALGERIA VÀ SENEGAL

 

 

 

 

 

THÁNG 11/2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục lục

 

 

  1. THỊ TRƯỜNG ALGERIA…………………………………………………………. 3
  2. Giới thiệu quy định ngoại thương của Algeria …………………………….3
  3. Hội chợ quốc tế Alger năm 2021 sẽ diễn ra vào tháng 6…………………..6
  4. Cơ hội tham gia miễn phí triển lãm quốc tế trực tuyến về công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp tại Algeria 7
  5. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria 10 tháng đầu 2020…….8

 

  1. THỊ TRƯỜNG SENEGAL……………………………………………….9

     1. IMF: Senegal có thể tăng trưởng 5% năm 2021…………………….…….9

  1. Nghị viện châu Âu thông qua thỏa thuận mới về đánh bắt cá bền vững với Senegal…………………………………………………………………………..9
  2. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal 10 tháng năm 2020…..9

III. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ VỀ CHÂU PHI……………………………10

  1. Tình hình nhập khẩu bông của Việt Nam từ châu Phi năm 2019………….10
  2. Tình hình sản xuất bông của một số nước châu Phi đầu năm 2020……….11
  3.   Braxin tăng cường sự thống trị trên thị trường cà phê châu Phi………….12
  4. Giới thiệu Biểu thuế quan đối ngoại chung của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi ……………………………………………………………………..13
  5. Mời tham dự Diễn đàn giao thương trực tuyến logistics Việt Nam với các thị trường châu Phi-Trung Đông……………………………………………….16

 

  1. I CƠ HỘI KINH DOANH………………………………………………………… 17

1.Tại Algeria………………………………………………………………………….. 17

 a) Doanh nghiệp Algeria tìm nhà cung cấp máy móc, thiết bị sản xuất mỹ phẩm…………………………………………………………………………….17

 b) Công ty Algeria tìm nhà nhập khẩu cây (quả) minh quyết…………………18

 c) Công ty Algeria tìm đối tác để bán và tiếp thị sản phẩm thức ăn động vật và thuốc thú y Việt Nam……………………………………………………………18

 d) Tập đoàn Algeria tìm đối tác trong lĩnh vực dệt may, da giày……………….18

 e) Doanh nghiệp Algeria tìm nhà cung cấp vải sợi.……………………………18

 f) Tìm nhà sản xuất xe lăn cho người khuyết tật………………………………18

 

  1. Tại Senegal

    Danh sách doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong các lĩnh vực………………..18

 

 

  1. THỊ TRƯỜNG ALGERIA

 

 

  1. Giới thiệu quy định ngoại thương của Algeria

Algeria chưa phải là thành viên của WTO nên thuế nhập khẩu cao, trung bình là 50% (gồm cả thuế VAT) trừ đối với hàng hóa các nước tham gia FTA với quốc gia này (FTA Algeria-EU, FTA khu vực Ả rập…) và chính sách thương mại của Algeria thường hay thay đổi, mang tính bảo hộ cao. Thương vụ Việt Nam tại Algeria giới thiệu các quy định xuất nhập khẩu hiện hành của quốc gia Bắc Phi này để doanh nghiệp trong nước quan tâm tham khảo.

Theo luật của Algeria, về nguyên tắc chung, các hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện tự do trừ đối với các sản phẩm làm tổn hại đến an ninh, trật tự công cộng và đạo đức, giống như đã được chấp nhận rộng rãi trong thương mại quốc tế. Luật số 15-15 ngày 15/7/2015 đã sửa đổi, bổ sung pháp lệnh ngày 19/7/2013 liên quan đến những quy định chung áp dụng cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Việc nhập khẩu một số mặt hàng được xem là nhạy cảm (thuốc men, trang thiết bị viễn thông…) phải được sự đồng ý trước của các cơ quan có thẩm quyền sở tại. Trang web của Bộ Thương mại https://www.commerce.gov.dz/ cung cấp chi tiết  những quy định hiện hành cũng như hướng dẫn xuất nhập khẩu với các bước phải thực hiện để có được giấy phép cần thiết cho việc nhập khẩu các sản phẩm.

Mặt khác, luật 15-15 cũng đưa ra các biện pháp hạn chế về số lượng hoặc chất lượng và các biện pháp kiểm soát sản phẩm xuất nhập khẩu thông qua việc thiết lập chế độ giấy phép.

Những biện pháp này được thực hiện đặc biệt nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt bằng cách hạn chế sản xuất hoặc tiêu thụ để bảo đảm cho ngành công nghiệp chế biến trong nước đủ nguồn nguyên liệu sản xuất tại chỗ.

Nghị định thi hành số 15-306 ngày 6/12/2015 quy định những điều kiện và thể thức áp dụng các chế độ giấy phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm và hàng hóa. Các sản phẩm và hàng hóa nhập khẩu trong khuôn khổ chế độ giấy phép phải xin phép trước được gọi là «giấy phép nhập khẩu» mà đơn xin có thể được các doanh nghiệp liên quan nộp tại các sở thương mại thuộc các tỉnh có thẩm quyền về mặt lãnh thổ. Theo điều 9 của nghị định này, Bộ Thương mại đã đưa ra thông báo đầu tiên số 01-2017 về việc mở các hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm và hàng hóa cần giấy phép nhập khẩu cho năm 2017.

Năm 2018, các hoạt động nhập khẩu hàng hóa được thực hiện một cách tự do theo các quy định của pháp lệnh số 03-04 ngày 19/7/2003 đã được sửa đổi, bổ sung liên quan đến các quy tắc chung áp dụng cho hoạt động nhập và xuất khẩu hàng hóa cũng như các hoạt động được quy định trong luật tài chính 2018.

Tuy nhiên, năm 2018 được đánh dấu bằng việc chính phủ đưa ra những biện pháp đặc thù áp dụng cho việc nhập khẩu một số mặt hàng. Luật tài chính 2018 đã  mở rộng danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ nội địa (TIC) với tỷ suất là 30% cho 10 nhóm hàng thành phẩm là: Cá hồi, trái cây khô không vỏ và các loại trái cây sấy khác, gia vị, bánh kẹo, các chất có nguồn gốc từ chiết xuất và tinh dầu (dạng lỏng và dạng khác), modem và bộ giải mã kỹ thuật số, máy cảnh báo hỏa hoạn và máy vi tính.

           Luật cũng nâng thuế hải quan đối vơi 32 nhóm hàng thành phẩm như hạt hướng dương, sản phẩm bằng chất dẻo, lò nướng, máy lọc nước, máy lọc đồ uống, máy lọc dầu khoáng, bộ phận lọc không khí, máy nâng, cầu lăn, cổng di động, thiết bị tin học, máy tính xách tay và máy tính bảng, đầu đọc bộ nhớ, thiết bị ghi nhớ, bộ phận xử lý trung tâm và máy chủ, thiết bị phục vụ đường ống, bộ phận làm modem và điện thoại, thẻ giải mã, máy kết nối, cáp điện, thùng đựng rác, thùng dùng cho máy kéo và xe tải, xe moóc làm lạnh, sản phẩm làm từ đỗ lạc, mứt, thiết bị dùng cho vòi nước, máy biến thế điện, thức ăn bổ sung, soda và nước khoáng, pin, ắc quy, điện thoại, điện thoại di động và đồ uống.

Mặt khác, nghị định ngày 8/4/2019 áp dụng nghị định thi hành số 18-230 ngày 25/9/2018 xác định những thể thức soạn thảo và ấn định danh mục gần 1000 mặt hàng chịu thuế phòng vệ bổ sung tạm thời với các tỷ suất dao động từ 30% đến 120% (https://www.commerce.gov.dz/avis/liste-des-marchandises-soumises-au-droit-additionnel-provisoire-de-sauvegarde-et-les-taux-correspondants).

Nghị định thực thi số 19-02 ngày 24/1/2019 sửa đổi nghị định số 19-02 ngày 7/1/2018 quy định rõ các mặt hàng chịu chế độ hạn chế nhập khẩu với mục tiêu tạm ngừng nhập khẩu các loại xe như máy kéo, xe ô tô chở từ 10 người chở lên; xe du lịch và các xe khác chủ yếu thiết kế để chở người; xe ô tô chở hàng; xe ô tô sử dụng đặc biệt.

Các điều kiện và thể thức kiểm tra tại biên giới về sự hợp chuẩn của sản phẩm nhập khẩu được quy định tại nghị định thực thi số 05-467 ngày 10/12/2005. Việc kiểm tra này được thực hiện trước khi thông quan trên cơ sở kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường, có thể lấy mẫu và trên cơ sở hồ sơ do nhà nhập khẩu hoặc người đại diện gửi cho thanh tra hải quan, bao gồm :

  • Tờ khai nhập khẩu sản phẩm
  • Sao y bản chính trích lục Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Sao y bản chính hóa đơn
  • Và bản gốc mọi chứng từ theo quy định liên quan đến sự phù hợp của các sản phẩm nhập khẩu (kể cả chứng nhận hợp chuẩn).
  • 1 giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) bắt buộc đối với mỗi hoạt động nhập khẩu (trừ các sản phẩm đòi hỏi chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc động vật và một giấy phép kỹ thuật cấp trước).

Đội kiểm định sẽ cấp trong vòng 48h một giấy phép chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận sản phẩm. Doanh nghiệp nhập khẩu có thể khiếu nại quyết định này.

Đối với hàng tiêu dùng của các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và các nước Ả rập nhập khẩu vào Algeria, thuế quan đã giảm đáng kể từ khi Hiệp định liên kết với EU (một dạng FTA) và Hiệp định khu vực tự do mậu dịch Ả rập có hiệu lực. Hiện tại, tỷ suất thuế quan dao động từ 0% đối với các mặt hàng thiết yếu, 5% đối với nguyên liệu thô, 15% đối với bán thành phẩm dùng cho việc chế biến và đến 30% đối với hàng thành phẩm phục vụ tiêu dùng. Thêm vào các thuế này là phí hải quản với tỷ suất 0,40% và thuế thủ tục hải quan 2% và có thể có thuế phòng vệ bổ sung (đã nêu ở trên).

Theo nghị định liên bộ ngày 8/1/2018 về việc thông qua bộ tiêu chuẩn kỹ thuật mẫu, quy định những điều kiện và thể thức tiếp cận hạn ngạch hoặc các bước cần làm, việc xin giấy phép nhập khẩu sẽ được thực hiện bằng cách đấu giá trên cơ sở đặt giá tham chiếu theo mẫu hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật.

Liên quan đến xuất khẩu, luật tài chính năm 2018 được sửa đổi bởi thông tư Bộ Tài chính ngày 8/2/2018 xác định các hoạt động xuất khẩu được miễn thuế lợi tức doanh nghiệp (IBS). Các hoạt động cung cấp dịch vụ thực hiện tại Algeria mà người thụ hưởng ở Algeria hoặc ở nước khác sử dụng tại một nước ngoài Algeria thì được miễn thuế lợi tức doanh nghiệp thường xuyên. Việc cung cấp và khai thác các dịch vụ tại Algeria cho một người mua ở nước ngoài cho dù được thanh toán bằng ngoại tệ cũng sẽ không được xem là hoạt động xuất khẩu.

Trang web của Tổng cục Hải quan Algeria www.douane.gov.dz cung cấp các thông tin cập nhật về quy định thuế hải quan.

Nhập khẩu và kiểm soát ngoại hối

Các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa cũng như dịch vụ đều phải chịu kiểm soát ngoại hối. Mọi hợp đồng xuất hay nhập khẩu đều phải đăng ký tại ngân hàng thương mại được cấp phép, trước khi thanh toán và/hoặc thông quan sản phẩm.

Doanh nghiệp nhập khẩu phải thanh toán một loại thuế với tỷ suất 1% khi mở hồ sơ tại ngân hàng để nhập khẩu hàng hóa mà tổng số thuế phải trả không dưới 100.000 Dina Algeria (1 USD = 128 DZA). Doanh nghiệp phải thanh toán thuế mở hồ sơ tại ngân hàng với tỷ suất 3% nếu nhập khẩu dịch vụ.

Việc thanh toán hàng nhập khẩu dùng để bán lại nguyên trạng có thể được thực hiện bằng cách mở tín dụng thư hoặc nhờ thu (kể từ khi thông qua luật tài chính 2014) bằng tiền đina Algeria tương ứng với tổng giá trị bằng ngoại tệ của giao dịch. Lợi nhuận từ hoạt động bán lại nguyên trạng hàng nhập khẩu không thể được chuyển ra nước ngoài trong bất kỳ trường hợp nào trừ khi đã đầu tư tại Algeria một khoản tiền đáng kể.

Quy định số 05 ngày 25/10/2017 của Ngân hàng Trung ương Algeria chỉ rõ việc mở hồ sơ nhập khẩu tại ngân hàng để mua hàng hóa rồi bán lại nguyên trạng mà không phải là nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp phải thực hiện trong thời hạn tối thiểu là 30 ngày trước khi gửi hàng đi với mức ký quỹ là 120% tổng giá trị hàng nhập khẩu.

Luật tài chính năm 2018 cũng quy định khoản thuế đoàn kết với tỷ suất 1% áp dụng cho các hoạt động nhập khẩu hàng hóa phục vụ tiêu dùng tại Algeria. Khoản thuế này được thu giống như một loại thuế quan.

Lưu ý :

Tại Algeria một hoạt động xuất nhập khẩu phải thực hiện qua ngân hàng. Có hai phương thức thanh toán chính là thư tín dụng (L/C) và nhờ thu. Quy định của Algeria không cho phép doanh nghiệp nhập khẩu trong nước được chuyển tiền đặt cọc, do vậy nếu có, nhà nhập khẩu phải chuyển tiền đặt cọc bên ngoài Algeria (có thể thông qua chi nhánh công ty ở nước ngoài hoặc người thân). Đối với phương thức nhờ thu, nên sử dụng D/P at sight có đặt cọc từ 25% trở lên.

 

                              

      

  1. Hội chợ quốc tế Alger năm 2021 sẽ diễn ra vào tháng 6

Hội chợ quốc tế Alger năm 2021 (Foire internationale d’Alger 2021) sẽ diễn ra từ ngày 14 đến ngày 19/6/2021 tại Cung Triển lãm Palais des Expositions, Pins maritimes, thủ đô Alger.

Đây là hội chợ quốc tế thường niên đa ngành lớn nhất Algeria, là dịp để các doanh nghiệp trưng bày giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy giao dịch, ký kết hợp đồng, tuyên truyền hình ảnh, thương hiệu…

Quy mô hội chợ năm 2021 dự kiến 500 doanh nghiệp tham gia trong đó có 150 doanh nghiệp nước ngoài. Tổng diện tích các gian hàng là 22.000 m2.

Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm có thể liên hệ với đơn vị tổ chức là Công ty Hội chợ – Triển lãm Algeria (Société algérienne des foires et expositions – SAFEX) ; Tel : +213 (0) 21 21 01 23 30; Fax : +213 (0) 21 21 05 40 021; Email : contact@Safex.dz; Web : https://www.safex.dz/ hoặc Thương vụ Việt Nam tại Algeria, Email : dz@moit.gov.vn.

Năm 2020, do đại dịch Covid-19, Ban tổ chức đã hủy sự kiện thương mại quan trọng này.

 

  1. Cơ hội tham gia miễn phí triển lãm quốc tế trực tuyến về công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp tại Algeria

Trong bối cảnh đại dịch Covid 19, các hội chợ, triển lãm quốc tế truyền thống chưa mở cửa trở lại, Algeria đã triển khai kế hoạch tổ chức các hội chợ, triển lãm trực tuyến tạo cơ hội giao thương giữa các doanh nghiệp trên thế giới và nước này.

Triển lãm quốc tế trực tuyến về ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp do Công ty Tổ chức sự kiện, triển lãm và thương mại Andalus (TSEE) phối hợp với các cơ quan báo chí Algeria đồng tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 31/12/2020 với sự tham gia của các doanh nghiệp Algeria và nước ngoài (Việt Nam, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Ucraina …).

Với thời gian 31 ngày, triển lãm trực tuyến là cơ hội tốt để quảng bá hàng nông sản, thực phẩm các nước.

 

Để tham gia triển lãm nhằm tìm kiếm đối tác, các doanh nghiệp Việt Nam có thể truy cập và đăng ký trực tiếp với Ban tổ chức theo đường link sau: https://expo.andalus-tsee.com hoặc gửi email đến bà Amel Benmansour, Giám đốc truyền thông Hội chợ (Directrice Communication)
E-mail : expo@andalus-tsee.com; andalus.tsee@gmail.com hoặc liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Algeria, email: dz@moit.gov.vn.

Thời gian đăng ký chậm nhất là 30/11/2020.

Trang trưng bày của doanh nghiệp bao gồm các nội dung:

  • 1 bản miêu tả về doanh nghiệp
  • Logo doanh nghiệp
  • 1 video giới thiệu với thời gian không hạn chế
  • 1 gallery hình ảnh các sản phẩm hoặc dịch vụ bảo gồm tối đa là 10 hình ảnh có độ phân giải cao, kết hợp với các slogan
  • Địa chỉ liên hệ của doanh nghiệp: Tel, Fax, E-mail, Web, điện thoại di động, Skype, Messenger, các trang mạng xã hội: Facebook, VK, vv.

1 đường dây B2B và mã đăng nhập để quản lý nhật ký các cuộc gặp với người mua và những yêu cầu tiếp xúc sẽ được gửi đến doanh nghiệp qua email.

 Chi phí tham gia: Miễn phí

Trước đó, Việt Nam là khách mời tham dự Hội chợ Thương mại và Tiếp thị quốc tế trực tuyến tại Algieria từ 13-27/9/2020 với sự tham gia của 4 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, thuốc chữa bệnh và vật tư y tế. 

 

  1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria 10 tháng đầu năm 2020

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đạt 126 triệu USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm trước do đại dịch Covid-19 kéo dài và những biện pháp hạn chế nhập khẩu của nước này. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm trừ hạt tiêu (đạt 1,75 triệu USD, tăng 15,9%). Cà phê vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đạt kim ngạch 83 triệu USD (-3,1%), chiếm 66% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường này. Tiếp đến là kim loại thường, sản phẩm, hóa chất, thủy sản, hạt tiêu,…

An-giê-ri 126.089.352 -15,1
Hàng thủy sản 3.151.673 -63,0
Cà phê 83.068.671 -3,1
Hạt tiêu 1.752.517 15,9
Gạo 224.725 -96,0
Sản phẩm hóa chất 4.252.514 -3,2
Kim loại thường khác và sản phẩm 8.840.969 -34,8
Điện thoại các loại và linh kiện 32.160 -99,6

Nguồn : Tổng Cục Hải quan Việt Nam

 

 

  1. THỊ TRƯỜNG SENEGAL
  2. IMF: Senegal có thể tăng trưởng 5% năm 2021

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng của Senegal năm 2021 có thể đạt 5%. IMF chỉ rõ, nếu như trong 6 tháng đầu năm 2020, tác động về kinh tế của đại dịch Covid-19 là rất nghiêm trọng thì kể từ tháng 8 năm nay, kinh tế Senegal đã có dấu hiệu phục hồi nhanh hơn dự đoán nhờ nới lỏng các biện pháp phong tỏa, giảm liên tục số ca nhiễm và nhập viện và viễn cảnh thuận lợi cho năm 2021. Thâm hụt ngân sách năm 2020 có thể lên tới 6,5% GDP.

 

  1. Nghị viện châu Âu thông qua thỏa thuận mới về đánh bắt cá bền vững với Senegal

Ngày 12/11/2020, Nghị viện châu Âu thông qua thỏa thuận mới về đánh bắt cá bền vững với Senegal với tổng số tiền trên 15,2 triệu euro trong thời gian 5 năm, tức là trên 3 triệu euro/năm, trong đó EU đóng góp 1,7 triệu euro cho Kho bạc Senegal, các hãng tàu đóng góp 1,3 triệu euro mỗi năm để đổi lại các giấy phép đánh bắt cá trên vùng biển quốc gia Tây Phi này. Một khoản hỗ trợ cho ngành đánh bắt mỗi năm 900.000 euro cũng sẽ được cấp cho Senegal tăng 20% liên quan đến việc điều hành tốt trong lĩnh vực đánh bắt cá, đặc biệt là hỗ trợ nghề đánh bắt thủ công, tăng cường đấu tranh chống đánh bắt bất hợp pháp, giám sát các hoạt động đánh bắt và nghiên cứu. Thỏa thuận cũng bao gồm việc bảo đảm việc làm cho thủy thủ Senegal trên các tàu của châu Âu cho ít nhất 25% thủ thủ đoàn. Quota đánh bắt hàng năm đã được điều chỉnh giảm xuống còn 10.000 tấn đối với cá ngừ và 1750 tấn đối với cá tuyết than.

 

  1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal 10 tháng năm 2020

Trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal đạt 33,67 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ngoại trừ gạo bánh kẹo, các sản phẩm từ ngũ cốc và hàng rau quả có kim ngạch tăng, thì xuất khẩu các mặt hàng còn lại đều giảm. Đáng chú ý là xuất khẩu gạo sau 6 tháng đầu 2020 tăng mạnh bắt đầu giảm sút do Senegal đã mua đủ lượng gạo dự trữ để phòng dịch Covid-19. Kim ngạch xuất khẩu gạo đạt gần 15 triệu USD, giảm 26,4% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 44,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Senegal.

Xuất khẩu sang Senegal 10 tháng /2020 Kim ngạch (USD) Tăng/giảm (%)
Tên mặt hàng 33.672.123 -13,3
Hàng thủy sản 642.594 -7,6
Hàng rau quả 1.360.400 87,9
Hạt tiêu 4.669.032 -27,0
Gạo 14.980.503 -26,4
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 3.099.339 26,8
Hàng dệt, may 519.692 -40,9
Phương tiện vận tải và phụ tùng 32.190 -78,4

Nguồn : Tổng Cục Hải quan Việt Nam

 

III. THÔNG TIN CHUYÊN ĐỀ VỀ CHÂU PHI

  1. Tình hình nhập khẩu bông của Việt Nam từ châu Phi năm 2019

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục hải quan Việt Nam, năm 2019, tổng kim ngạch nhập khẩu bông nguyên liệu của nước ta từ châu Phi đạt 203,5 triệu USD, giảm 19% so với năm 2018.

Năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu bông các loại từ 17 nước trên tổng số 54 quốc gia châu Phi. Các nước cung cấp chính chủ yếu nằm ở khu vực Tây và Trung Phi và một số nước Đông Phi như Benin (47,33 triệu USD), Bờ Biển Ngà (45,81 triệu USD), Burkina Faso (31,76 triệu USD), Mali (28,03 triệu USD), Togo (13,49 triệu USD), Cameroon (10,75 triệu USD), Uganda (6,36 triệu USD), Zimbabwe (5,13 triệu USD), Mozambique (4,25 triệu USD), Nam Phi (3,4 triệu USD), Tanzania (3 triệu USD), Nigeria (1,7 triệu USD), Zambia (1,17 triệu USD)…

Bông châu Phi được đánh giá có chất lượng khá tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất vải sợi của ta. Phần lớn bông của châu Phi đều được hái bằng tay, tỷ lệ xơ ngắn thấp, tỷ lệ đồng đều về sợi cao, đặc biệt về cường lực và độ chín tương đối tốt. Bên cạnh đó là ưu thế về giá cả, sản phẩm bông của châu Phi có tính cạnh tranh hơn so với các thị trường khác.

 

Tuy nhiên, do sản lượng thấp nên quá trình phân loại bông của châu Phi chưa cao như ở Mỹ hay một số thị trường khác, tỷ lệ tạp chất cao. Đặc biệt là bông ở vùng Đông Phi thường có hàm lượng đường cao hơn các nước khác, điều này tác động đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp của ta hiện vẫn phải nhập qua trung gian (trader), là các công ty thương mại của Pháp, Thụy Sỹ, Ấn Độ chứ không mua trực tiếp từ nhà sản xuất, dẫn đến giá thành cao.

Trong thời gian tới, khi sản xuất bông trong nước chưa thể đáp ứng được nhu cầu của ngành dệt may, thị trường bông châu Phi vẫn là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

  1. Tình hình sản xuất bông của một số nước châu Phi đầu năm 2020

Giá bông giảm tại Mali do Covid-19

Mali là quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu một số loại nông sản, nhất là bông. Bông được trồng trên diện tích 740.000 ha, nuôi sống hơn 3 triệu người. Sản lượng bông của Mali lên tới 700.000 tấn/năm (1,36 triệu bao) trong đó gần như toàn bộ dành cho xuất khẩu (1,33 triệu bao). Công ty Phát triển bông, sợi Mali (CMDT) là công ty Nhà nước thành lập năm 1974 để quản lý ngành bông. CMDT phụ trách việc tổ chức sản xuất và kinh doanh bông trên toàn lãnh thổ Mali.

Đại dịch Covid-19 kéo theo việc giảm giá nguyên liệu thế giới và giảm cầu quốc tế do suy thoái kinh tế gây ra. Tình hình ngày càng trầm trọng thêm khi sản xuất công nghiệp tại những nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc và châu Âu sụt giảm.

Giá bán bông cho niên vụ 2020/2021 là 200 franc CFA/kg (1 USD = 584,50 FCFA), giảm 75 franc CFA so với niên vụ 2019/2020. Nguyên nhân là do giá bông quốc tế ở mức thấp nhất kể từ 11 năm nay. Theo ước tính của Ủy ban tư vấn bông quốc tế, tính từ đầu năm 2020, giá bông đã sụt giảm khoảng 18% do tác động của đại dịch Covid-19 với việc đóng cửa của các nhà máy dệt, nhất là sự sụt giảm mức cầu 12% trong cả năm 2020 sau khi một nửa dân số thế giới bị cách li cùng với sự suy thoái của kinh tế thế giới. Ngành công nghiệp dệt chậm lại, nhất là ở châu Á và giá bông bị ảnh hưởng nặng nề do giá dầu lửa thấp, làm cho các loại sợi tổng hợp có giá bán cạnh tranh hơn các loại sợi tự nhiên.

Để khuyến khích sản xuất bông, Bộ trưởng Nông nghiệp Mali, ông Baba Moulaye Haidara cho biết chính phủ vẫn duy trì trợ cấp 10 tỷ Franc CFA cho các nhà sản xuất bông niên vụ 2020-2021. Năm nay, công ty bông sợi CMDT cùng các đối tác trong ngành đã quyết định định hướng lại việc sử dụng khoản tiền này. Thay vì trước đây dành cho việc mua vật tư đầu vào, năm nay khoản trợ cấp 10 tỷ FCFA sẽ dùng để thưởng cho người sản xuất với tỷ lệ 15 FCFA/1 kg bông.

Sản xuất bông tại Burkina Faso giảm mạnh

Từng là nước xuất khẩu bông đứng đầu châu Phi, Burkina Faso hiện tụt xuống vị trí thứ ba châu lục, sau Mali và Benin.

Trong niên vụ 2018/2019, sản xuất bông của nước này chỉ đạt 436.000 tấn, giảm 30% so với niên vụ 2017/2018, trong khi Mali và Benin đạt sản lượng khoảng 700.000 tấn/nước. Đây là vụ mùa thứ ba liên tiếp ghi nhận sự sụt giảm mạnh về sản lượng bông tại Burkina Faso.

Theo nhận định của Lãnh đạo Liên minh các nhà sản xuất bông của Burkina Faso (UNPCB), nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nói trên không hoàn toàn do thời tiết kém thuận lợi mà còn do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào kém (đặc biệt là giống và phân bón), kỹ thuật canh tác, sản xuất không phù hợp và cơ cấu tổ chức trong ngành còn nhiều bất cập.

Ngoài ra, sau nhiều năm sụt giảm nguồn thu liên tiếp, nhiều hộ trồng bông tại Burkina Faso đã rơi vào cảnh nợ xấu, không đủ nguồn thu để trả lương nhân công và phải chuyển hướng trồng trọt hoặc tìm kế mưu sinh khác. Điều này dẫn đến tình trạng hiện có hơn 200.000 ha đất canh tác chưa gieo hạt trên toàn Burkina Faso.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới chịu khủng hoảng trầm trọng do tác động của dịch Covid-19, ngành bông Burkina Faso dự báo gặp nhiều khó khăn và không thể đạt được mục tiêu sản xuất 600.000 tấn trong niên vụ 2019/2020 như dự kiến ​​ban đầu. Ước tính sản lượng thu hoạch năm nay chỉ đạt tối đa khoảng 500.000 tấn.

  1. Braxin tăng cường sự thống trị trên thị trường cà phê châu Phi

Số liệu thống kê của Hội đồng các nhà xuất khẩu cà phê Braxin cho thấy xuất khẩu cà phê của nước này sang châu Phi đang phát triển nhanh chóng. Riêng trong giai đoạn từ tháng 1-9/2020, xuất khẩu cà phê Braxin sang lục địa này đã có bước nhảy vọt, tăng 16,4% so với 12 tháng năm 2019.

Kim ngạch tăng trưởng mạnh nhất là tại các thị trường Nam Phi, Algeria và Nigeria. Algeria là thị trường truyền thống của cà phê Cote d’Ivoire nhưng từ năm 2019 đến 9 tháng đầu 2020, xuất khẩu cà phê của Braxin sang quốc gia Bắc Phi này đã tăng đến 196%. Trước đó xuất khẩu cà phê của Braxin sang Algeria cũng đã đạt mức tăng kỷ lục 328,8% giai đoạn 2010-2019. Robusta (ở Braxin gọi là Conilon) là loại cà phê mà Braxin đang xuất khẩu mạnh sang châu Phi. Đây cũng là giống cà phê mà Cote d’Ivoire và các nước Tây Phi đang sản xuất. Do vậy, cuộc cạnh tranh tại thị trường này mang tính trực diện.

Nhìn chung, châu Phi nhập khẩu ngày càng nhiều cà phê Robusta từ Braxin, tăng trên hai lần giai đoạn từ năm 2019 đến 9 tháng đầu 2020 trái với phân khúc thị trường cà phê Arabica.

Trong khi đó, Nigera lại tăng cường nhập khẩu cà phê hòa tan của Braxin với kim ngạch cũng tăng hơn hai lần trong cùng thời kỳ. Đây là quốc gia duy nhất của châu Phi có xu hướng nhập khẩu như vậy.

Xuất khẩu cà phê của Braxin sang châu Phi (Đơn vị : Tấn)

Loại cà phê Arabica Robusta (Conilon) Hòa tan Rang xay Tổng cộng
Giai đoạn 1-9/2020 2019 1-9/2020 2019 1-9/2020 2019 1-9/2020 2019 1-9/2020 2019
Nam Phi 31 392 38 879 222 272 141 049 7 365 9 243 0 0 261 029 186 171
Algeria 51 391 54 320 132 569 7 680 0 0 0 0 183 960 62 000
Tunisia 148 846 180 094 0 0 3 622 3 892 0 0 152 468 185 806
Ai Cập 60 513 86 041 2 400 2 910 3 856 5 074 0 0 66 769 94 025
Libya 33 047 47 280 320 0 744 691 0 0 34 111 47 971
Nigeria 0 0 0 0 8 252 3 904 0 0 8 252 3 904
Ghana 0 0 0 0 4 368 6 552 0 0 4 368 6 552
Guinea 0 0 0 0 554 724 0 0 554 724
Sénégal 0 0 0 0 319 250 0 0 319 250
Côte d’Ivoire 0 0 0 0 301 580 0 0 301 580
Gambia 0 0 0 0 0 499 0 0 499 0
Kenya 648 0 0 0 6 043 8 669 0 0 6 691 8 669
Cap-Vert 2 880 4 156 0 0 0 5 0 84 2 979 4 245
Angola 0 0 0 0 1 515 8 293 0 0 1 515 8 293
Ouganda 0 0 0 0 807 1 023 0 0 807 1 023
Mauritius 0 0 0 0 733 1 818 0 0 733 1 818
Djibouti 0 0 0 0 414 9 648 0 0 414 9 648
Cameroon 0   0   310 0 0 0 310 0
RD Congo 0 0 0 0 241 445 0 0 241 445
Rwanda 0 0 0 0 157 270 0 0 157 270
Comores 0 0 0 0 116 282 0 0 116 282
Madagascar 0 0 0 0 0 342 0 0 0 342
Gabon 0 0 0 0 0 327 0 0 0 327
Zambia 0 0 0 0 0 229 0 0 0 229
Congo 0 0 0 0 0 222 0 0 0 222
Seychelles 0 0 0 0 0 93 0 0 0 93
Tổng cộng 328717 410770 357561 151639 39717 63075 0 84 726593 623889
Nguồn : Hội đồng các nhà xuất khẩu cà phê Braxin

 

  1. Giới thiệu Biểu thuế quan đối ngoại chung của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi

Kể từ ngày 1/1/2015, Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 nước thành viên (Benin, Burkina Faso, Cap vert, Côte-d’Ivoire, Gambia, Ghana, Guinea Bissau, Liberia, Mali, Niger, Nigeria, Cộng hòa Guinea, Senegal, Sierra Léone và Togo) đã áp dụng chung một biểu thuế quan đối ngoại (Tarif extérieur commun-TEC) cho cả khối. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ nước thứ ba (không phải là thành viên ECOWAS) đều phải nộp thuế và phí căn cứ vào Biểu Thuế quan đối ngoại chung dù điểm vào ECOWAS là nước nào. Nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai có giao dịch thương mại với các đối tác tại khu vực này, Thương vụ Việt Nam tại Algeria giới thiệu nội dung biểu thuế TEC như sau: 

1/ Cấu trúc biểu thuế quan đối ngoại chung (TEC) được xây dựng dựa trên Hệ thống hài hòa được các nước thành viên thông qua, gồm 5.899 dòng thuế, chia thành 5 loại thuế như sau: Loại thứ nhất gồm 85 dòng thuế có mức thuế là 0% xếp vào vào nhóm 0; loại thứ 2 gồm 2.146 dòng thuế có mức thuế là 5%, xếp vào nhóm 1; loại thứ 3 gồm 1.373 dòng thuế có mức thuế là 10%, xếp vào nhóm 2; loại thứ 4 gồm 2.165 dòng thuế có mức thuế là 20%, xếp vào nhóm 3; và loại thứ 5 gồm 130 dòng thuế có mức thuế là 35%, xếp vào nhóm 4.

             

 

Cơ cấu biểu thuế quan đối ngoại chung của ECOWAS

Loại Mô tả Tỷ suất Số dòng thuế
 

0

 

Các mặt hàng chủ yếu thuộc danh sách hạn chế  

0%

 

85

 

1

 

Nguyên liệu, trang thiết bị, hàng thiết yếu và đầu vào đặc trưng  

5%

 

2 146

 

2

 

 

Đầu vào và các sản phẩm trung gian

 

10%

 

1 373

 

3

 

 

Hàng tiêu dùng thông thường

 

20%

 

2 165

 

4

 

Hàng đặc thù dùng trong phát triển kinh tế 35% 130

Biểu thuế và phí áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu từ bên ngoài khối bao gồm:

  • Thuế hải quan (DD): Xem bảng trên
  • Thuế (phí) thống kê (RS): Hàng nhập khẩu phải chịu một khoản phí thống kê 1% (statistical fee) được thu trên giá CIF của hàng nhập khẩu. Hàng tạm nhập tái xuất, hàng quá cảnh hoặc hàng là quà tặng, biếu vì mục đích nhân đạo theo các hiệp định quốc tế được miễn phí thống kê.
  • Thuế cộng đồng (PC) của ECOWAS hay thuế đoàn kết cộng đồng (solidarity tax) có thuế suất là 1,5% giá CIF hàng nhập khẩu.

 

Bên cạnh đó, còn có thuế trị giá gia tăng (VAT) 18% đánh vào tất cả các mặt hàng nhập khẩu. VAT được tính trên giá CIF hàng nhập khẩu sau khi đã cộng thuế quan nhập khẩu, phí thống kê và thuế đoàn kết cộng đồng. Đa số các mặt hàng chịu mức thuế trị giá gia tăng là 18%.

Ví dụ : Mặt hàng gạo trắng nhập khẩu vào Senegal chịu thuế hải quan là 10%, thuế thống kê 1% và thuế cộng đồng là 1,5% (chưa gồm thuế VAT là 18%).

(Theo trang web của Hải quan Senegal https://www.douanes.sn/sites/default/files/fichiers/TEC-CEDEAO-sec2.pdf)

Do có sự khác nhau giữa các loại thuế này mà TEC có những biện pháp bổ sung như sau : 

  • Thuế điều chỉnh nhập khẩu (TAI): Thuế điều chỉnh nhập khẩu (Taxe d’ajustement à l’importation – TAI) là thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ một nước thứ 3 vào một nước thành viên trong khối, khi nước  thành viên này đang áp dụng thuế MFN (Ưu đãi tối huệ quốc) cao hơn mức thuế TEC; hoặc khi sản phẩm này nằm trong danh sách những sản phẩm thuộc phụ lục C/REG ngày 1 tháng  9 năm 2013 về các biện pháp bảo hộ bổ sung trong quá trình thực hiện TEC/ECOWAS. Thời gian áp dụng TAI là 5 năm kể từ khi TEC /ECOWAS bắt đầu có hiệu lực. Khoản chênh lệch giữa thuế MFN và thuế TEC/ECOWAS là mức thuế TAI tối đa mà một nước thành viên của khối được phép áp dụng.
  • Thuế phòng vệ bổ sung (TCP) là loại thuế áp dụng đối với hàng hóa đến từ nước thứ 3 trong 02 trường hợp sau: (i) Trường hợp thứ nhất là khi số lượng nhập khẩu một hàng hóa nào đó vào lãnh thổ thuế quan của một nước thành viên trong một năm bằng hoặc lớn hơn 25% lượng trung bình nhập khẩu của 3 năm gần nhất (năm có dữ liệu thống kê); (ii) Trường hợp thứ hai là giá nhập khẩu trung bình của tất cả các lô hàng (tính theo giá CIF) vào một nước thành viên của một mặt hàng nào đó trong 1 tháng, tính theo đồng nội tệ dưới 80 % giá nhập khẩu trung bình của 3 năm có số liệu gần nhất. Sau khi tính toán, nếu giá trị tuyệt đối của các lô hàng nhập khẩu quá nhỏ so với lượng sản xuất hoặc tiêu dùng thì thuế TCP không áp dụng. Tổng các loại thuế TCP, MFN và TAI không được vượt quá mức thuế suất 70%. Thuế TCP được phép duy trì trong giai đoạn tối đa là 2 năm đối với trường hợp thứ nhất và 1 năm đối với trường hợp thứ 2.

Điều kiện để được áp dụng thuế TCP: Một nước thành viên của ECOWAS muốn được áp dụng thuế TCP trước tiên phải tham vấn Ủy ban khối (Commission) để xem có biện pháp nào thay thế không. Hội nghị tham vấn sẽ được tổ chức trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu của nước thành viên. Nếu sau Hội nghị tham vấn, nước thành viên muốn áp dụng mức thuế cao hơn mức thuế TEC, Hội đồng khối sẽ lấy ý kiến của Ủy ban quản lý TEC về việc cho phép áp dụng TCP. Trong trường hợp một hàng hóa nào đó nhập khẩu vừa dùng làm đầu vào để sản xuất một hàng hóa khác, vừa dùng như một thành phẩm để tiêu thụ trên thị trường nội địa thì các sản phẩm dùng làm đầu vào (có bằng chứng để chứng minh) sẽ được giảm thuế.

  • Các biện pháp được cho là cần thiết khác.

 

Những biện pháp bảo hộ thương mại của tiểu vùng

Nhằm bảo hộ hệ thống thương mại các nhà nước thành viên, từ năm 2013, ECOWAS đã thông qua 3 biện pháp:

Các biện pháp phòng vệ nhằm đối phó với sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nếu một lĩnh vực sản xuất bị đe dọa do nhập khẩu ồ ạt.

–  Những biện pháp chống bán phá giá nhằm giảm thiệt hại hoặc mối đe dọa thiệt hại về vật chất mà các lĩnh vực sản xuất trong vùng phải chịu. Những biện pháp này được áp dụng trong trường hợp việc nhập khẩu các sản phẩm tương tự được bán trên thị trường tiểu vùng (Tây Phi) dưới mức giá bán (có nghĩa là những sản phẩm bán phá giá).

Các biện pháp đối kháng (biện pháp trợ cấp chính phủ)  nhằm đối phó với việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với các lĩnh vực sản xuất trong Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi. Chúng được áp dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu được trợ cấp.

 

  1. Mời tham dự Diễn đàn giao thương trực tuyến logistics Việt Nam với các thị trường châu Phi-Trung Đông

Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2020, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp logistics Việt Nam tìm hiểu, cập nhật thông tin thị trường logistics nước ngoài, tăng cường kết nối mở rộng cơ hội hợp tác, liên kết kinh doanh với các doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa nước ngoài, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan trong và ngoài nước tổ chức Diễn đàn giao thương trực tuyến Logistics Việt Nam-Châu Phi-Trung Đông từ 17-18/12/2020.

Trân trọng kính mời quý Cơ quan, doanh nghiệp quan tâm đăng ký tham dự, chi tiết như sau:

  1. Thông tin các sự kiện và đăng ký tham dự
  2. Diễn đàn giao thương trực tuyến logistics Việt Nam – Trung Đông, Châu Phi 2020

Thời gian (dự kiến): Ngày 17 và 18 tháng 12 năm 2020.

Link đăng ký: https://forms.gle/vsAqS7pFS7zir7Dy5

Thời hạn đăng ký: Trước 12h00 Thứ Sáu, ngày 27 tháng 11 năm 2020. Ưu tiên doanh nghiệp đăng ký sớm.

  1. Địa điểm, quy mô và ngành hàng mục tiêu của các sự kiện
  2. Địa điểm: Trực tuyến trên Cisco Webex hoặc Zoom, Facebook.
  3. Quy mô mỗi diễn đàn: Khoảng 80-100 doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
  4. Ngành hàng: Dịch vụ hậu cần (Logistics) (bao gói hàng hóa, kho bãi, lưu trữ, luân chuyển – vận tải – giao nhận hàng hóa, xử lý hàng hóa, làm thủ tục hải quan…).
  5. Chi phí tham dự: Miễn phí.

III. Các yêu cầu về đăng ký tham dự và báo cáo sau sự kiện

  1. Yêu cầu khi đăng ký tham dự: Doanh nghiệp vui lòng gửi kèm theo các tài liệu sau tới Ban tổ chức:

– 01 slide và các hình ảnh giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp muốn tìm đối tác;

– 01 bản thông tin giới thiệu về doanh nghiệp;

– Video clip giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ (nếu có).

  1. Báo cáo sau Diễn đàn: Các cơ quan, doanh nghiệp sau khi tham gia chương trình có trách nhiệm hoàn thành bản khảo sát đánh giá (trực tuyến) kết quả tham gia Diễn đàn do Ban tổ chức.

Thông tin chi tiết, đề nghị liên hệ:

Chi nhánh Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh;

Địa chỉ: Tầng 9, 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP Hồ Chí Minh;

Điện thoại: 028 38297282 (máy lẻ: 123);

Người liên hệ: Anh Đông Duy (091.554.2387);

Email: duynd@vietrade.gov.vn hoặc duyvietrade@gmail.com.

 

                                                              

  1. CƠ HỘI KINH DOANH
  2. Tại Algeria

a) Doanh nghiệp Algeria tìm nhà cung cấp máy móc, thiết bị sản xuất mỹ phẩm

Khách hàng Algeria muốn nhập khẩu máy móc sản xuất mỹ phẩm và nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm. Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm có thể liên hệ với ông Benyouci Mohamed, Email : mohamed.benyouci7@gmail.com

b) Công ty Algeria tìm nhà nhập khẩu cây (quả) minh quyết

Công ty TNHH BOUBLENZA Địa chỉ: Rue Bouabderrahmane Fg Agadir 13000 Tlemcen Algérie Lĩnh vực hoạt động : Nông sản thực phẩm Nhu cầu : Xuất khẩu bột cây (quả) minh quyết (sản phẩm thay thế Cacao) Liên hệ: Ông BENOSMAN DJAMIL Tel: +213 560 936 900 ;  E-Mail : dj.benosman@boublenza.com; Web : www.boublenza.com 

c) Công ty Algeria tìm đối tác để bán và tiếp thị sản phẩm thức ăn động vật và thuốc thú y Việt Nam

Công ty Algeria muốn thiết lập quan hệ đối tác với doanh nghiệp VN chuyên sản xuất thức ăn động vật và thuốc thú y để bán và tiếp thị tại thị trường Algeria.

Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm có thể gửi thông tin giới thiệu đến Thương vụ Việt Nam tại Algeria theo địa chỉ email dz@moit.gov.vn để biết thêm chi tiết.

d) Tập đoàn Algeria tìm đối tác trong lĩnh vực dệt may, da giày

Tập đoàn dệt may, da giày GROUPE GETEX Spa của Algeria, địa chỉ : 131, Rue Hassiba Ben Bouali – Sidi M’hamed, Alger, có nhu cầu thiết lập quan hệ đối tác với doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực dệt may, da giày.

Doanh nghiệp trong nước quan tâm, đề nghị liên hệ với bà  KHELFOUNE FATEH,  Giám đốc nghiên cứu phát triển, Truyền thông và đối tác

Tél : +21321 67 92 85 ; Fax : +21321 67 02 28 ; Mobile : +213560 46 01 49 ;

E-mail : f.khelfoune@getex.dz; Website : www.getex.dz

e) Doanh nghiệp Algeria tìm nhà cung cấp vải sợi

 Doanh nghiệp Việt Nam quan tâm có thể liên hệ trực tiếp với ông Abderrahmane Benarba, Phụ trách thương mại, Công ty GECOTEX; GSM : 00213541 637 737 Tel/Fax : 0021323 82 34 18; Email : adbben664@gmail.com; gecotex.mail@gmail.com ; abderrahmane.benarba @gmail.com

f) Tìm nhà sản xuất xe lăn cho người khuyết tật

Văn phòng máy móc chỉnh hình (Cabinet d’appareillage orthopédique)

Địa chỉ : 5 rue Tachouft Slimane, Sidi M’Hamed Alger.

Nhu cầu: Tìm nhà sản xuất, xuất khẩu xe lăn, ghế và sản phẩm cho người tàn tật.

Liên hệ : Mr Hadjene Mokrane và Mr Rachid Djezairi,

Tel: +213023515502 ; Mobile : +213551134895 ; +213771164099

Email : mokrane-hadjene@hotamail.fr

Lưu ý: Khách hàng yêu cầu giao dịch với công ty chuyên sản xuất xe lăn và sử dụng ngôn ngữ là tiếng Pháp.

 

  1. Tại Senegal

Danh sách doanh nghiệp xuất nhập khẩu Senegal trong các lĩnh vực

http://vietnamexport.com/danh-sach-doanh-nghiep-senegal-trong-cac-linh-vuc/vn2532556.html

 

 

 

 

 

 

Thông tin chi tiết, xin liên hệ:

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Gambia, Mali, Niger và Senegal.

Tham tán Thương mại: Hoàng Đức Nhuận

Địa chỉ: Villa 30, boulevard du 11 Decembre 1960, El Biar, Alger

Điện thoại: +21321946070 ; Fax: +213 21946070

ĐTDĐ : +213559 50 26 58 ; Email: dz@moit.gov.vn

0978392436