Điều 1. Ban hành danh mục
Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm phục vụ cho kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Danh mục) được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính.
Điều 2. Nguyên tắc áp dụng danh mục
- Việc sử dụng Danh mục này bảo đảm các nguyên tắc như sau:
- a) Các trường hợp chỉ liệt kê mã 4 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số này đều được áp dụng;
- b) Các trường hợp liệt kê chi tiết đến mã số 8 thì chỉ những mã 8 số đó mới được áp dụng;
- c) Các sản phẩm, hàng hóa được quy định trong Danh mục và thuộc các trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì khi nhập khẩu doanh nghiệp phải cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin đầy đủ về hàng hóa nhập khẩu (thành phần, cấu tạo, công dụng, tài liệu kỹ thuật (nếu có)); cam kết chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo và sử dụng hàng hóa nhập khẩu đúng mục đích.
- Đối với hàng hóa có tên trong Danh mục nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm hoặc không nhằm mục đích sử dụng làm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thì không thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu.
- Trường hợp hàng hóa chưa được áp mã số HS hoặc xảy ra tranh chấp liên quan đến mã số HS trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) xem xét để thống nhất trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan để tạo điều kiện cho hàng hóa được thông quan thuận lợi, đồng thời đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục.
Điều 3. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 4. Điều khoản thi hành
- Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 02 năm 2022.
- Thông tư số 05/2018/TT-BYT ngày 05 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
- Cục An toàn thực phẩm, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) để xem xét, giải quyết./.
Bài viết liên quan
Thông tư 06/2022/TT-BYT ngày 01/8/2022 quy định danh mục và cấp số lưu hành trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19, Danh mục trang thiết bị y tế chống dịch được cấp nhanh số lưu hành
Doanh nghiệp chỉ mất khoảng 15 giây để khai báo hóa chất và nhận kết quả điện tử
Thông tư 14/2021/TT-BNNPTNT: ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống thuỷ sản
Nhập khẩu chất chuẩn phục vụ ngành dược có phải xin giấy phép?, 260/GSQL-GQ1, 902/QLD-KD
Catalogue đi kèm với máy móc thiết bị, phụ tùng thì không phải xin giấy phép nhập khẩu, xem 2083/TCHQ-GSQL
Thủ tục nhập khẩu tác phẩm nghệ thuật, Tượng Phật, Tượng Chúa, tranh ảnh, đồ cổ…,4225/VBHN-BVHTTDL, 26/2018/TT-BVHTTDL, 28/2014/TT-BVHTTDL,