PHIÊN TƯ VẤN XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG BRAZIL

Brazil

Brazil – Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt

VIETRADE – Trong 2 năm qua, mặc dù dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế nhưng hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Brazil vẫn có sự tăng trưởng, doanh nghiệp hai bên vẫn còn nhiều cơ hội nâng cao kinh ngạch thương mại trong thời gian tới vì cơ cấu hàng hóa trong trao đổi giữa hai nước mang tính bổ sung cho nhau.

Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2022, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Brazil ngày 06/5/2022.

Sự kiện sẽ được tổ chức trực tiếp tại An Giang kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom và phổ biến fanpage Facebook Cục Xúc tiến thương mại.

Tại phiên tư vấn, ông Ngô Xuân Tỵ – Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil sẽ giới thiệu tổng quan thị trường Brazil, vấn đề tiếp cận, áp dụng quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Brazil. Ngoài ra, 5 nhà nhập khẩu trên nhiều lĩnh vực, đơn vị logistics, doanh nghiệp thương mại sẽ chia sẻ kinh nghiệm khi kinh doanh với thị trường Brazil.

Brazil là thị trường tiêu thụ lớn nhất khu vực Nam Mỹ với quy mô dân số lên đến 200 triệu người. Trung bình mỗi năm, Brazil nhập khẩu hơn 236 tỷ USD hàng hóa; trong đó có 30% hàng hóa đến từ khu vực Châu Á.

Hiện Brazil là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ, ngược lại Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Brazil tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, quan hệ thương mại giữa 2 nước vẫn còn khiêm tốn, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chỉ chiếm 1,4 % nhu cầu nhập khẩu của Brazil. Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như da giày, quần áo chỉ đáp ứng khoảng 6% -7% nhu cầu tiêu thụ của Brazil. Vì vậy Brazil vẫn là thị trường giàu tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam.

Thời gian gần đây, nhiều mặt hàng của Việt Nam rất được người tiêu dùng Brazil quan tâm. Mặc dù vậy, thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường này còn rất khiêm tốn, chỉ ở mức 1,5% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm của Brazil.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Brazil đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2021. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Brazil đạt 533,2 triệu USD, tăng 3,5%; Việt Nam nhập khẩu từ Brazil đạt 1,175 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021.

Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Brazil trong 3 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh ở một số mặt hàng, như sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ đạt 242.4 nghìn USD, tăng 333%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 609,79 nghìn USD, tăng 25,6; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 40,58 triệu USD, tăng 52,93%; hàng thủy sản đạt 32,16 triệu USD, tăng tới 73% so; cao su đạt 6,85 triệu, tăng 66,81%, điện thoại các loại và linh kiện đạt 191 triệu USD, tăng 39,54% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo thời gian tới xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng sang Brazil tăng cao khi các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội được gỡ bỏ toàn bộ và chiến dịch tiêm vắc xin được thực hiện trên toàn quốc với tốc độ nhanh với tỷ lệ phủ song vắc xin cao. Các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam có thể thúc đẩy phát triển thị trường Brazil khi nhu cầu tiêu dùng rất cao và Brazil không phải là thị trường khó tính./.

Nguồn: Bản quyền Chương trình và video livestream thuộc Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) – Bộ Công Thương

Nông sản Việt chịu sự cạnh tranh khốc liệt khi tìm đường vào thị trường Brazil

Mặc dù Brazil là thị trường có quy mô tiêu thụ lớn nhưng do sự phát triển mạnh về nông nghiệp của nước này cũng như sự cạnh tranh từ các đối thủ xuất khẩu, nên các mặt hàng nông sản Việt gần như vẫn chưa có chỗ đứng tại quốc gia đông dân ở Nam Mỹ này.

Ba tháng đầu năm 2022, thương mại song phương giữa Việt Nam – Brazil đạt gần 1,7 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 533 triệu USD, nhập khẩu từ Brazil đạt 1,17 tỷ USD.

Chia sẻ tại Phiên tư vấn xuất khẩu hàng hoá sang Brazil do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức ngày 6/5, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu cho biết, Brazil hiện là thị trường có thương mại lớn nhất với Việt Nam tại khu vực Nam Mỹ. Việt Nam cũng đang là đối tác lớn nhất của Brazil tại khu vực Đông Nam Á.

Nhìn chung, Brazil là thị trường tiêu thụ lớn khi có quy mô dân số hơn 200 triệu dân với kim ngạch nhập khẩu trung bình đạt hơn 230 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn khiêm tốn.

Nguy cơ bị xâm nhập ngược

Trong 3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Brazil một số mặt hàng chính như điện thoại và các loại linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng dệt may, giày dép các loại….

Với mặt hàng dệt may, đây là thị trường tiêu thụ lớn, tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may của Brazil tương đối phát triển. Trong quý đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này đạt 12 triệu USD, so với năm trước chỉ tăng hơn 1 triệu USD.

Chia sẻ tại Phiên tư vấn, ông Fanzi Hamuche, đại diện một doanh nghiệp dệt may lớn tại Brazil cho biết: “Doanh nghiệp của chúng tôi chuyên sản xuất quần jean với nhiều loại khác nhau. Hiện doanh nghiệp của tôi đang sản xuất và cung cấp sản phẩm cho hàng trăm nghìn các siêu thị với doanh số đạt hàng triệu USD cho mỗi siêu thị”.

Giá sản phẩm của doanh nghiệp này cũng tương đối rẻ, trung bình khoảng 5 USD/sản phẩm, có những sản phẩm tốt cũng chỉ có giá 3 USD/sản phẩm. Có thể thấy, với các doanh nghiệp nội địa như vậy thì hàng Việt khó mà có cơ hội cạnh tranh.

Nông sản Việt chịu sự cạnh tranh khốc liệt khi tìm đường vào thị trường Brazil ảnh 1
Các diễn giả chia sẻ tại Phiên tư vấn.

Mặt khác, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bị xâm nhập ngược khi mà doanh nghiệp Brazil đang có xu hướng xuất khẩu ra bên ngoài. Ông Fanzi Hamuche cho biết, doanh nghiệp của ông không chỉ quan tâm đến thị trường trong nước mà bắt đầu chú trọng lại các thị trường nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Với giá cả cạnh tranh như hiện tại, dự báo các sản phẩm này sẽ nhanh chóng chiếm được chỗ đứng tại thị trường Việt.

Về mặt hàng giày dép, xuất khẩu sang Brazil trong 3 năm trở lại đây tăng hơn 70%. Tuy nhiên, theo ông Ngô Xuân Tỵ, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil thì xuất khẩu giày dép sang thị trường này đang có xu hướng giảm.

Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu sang Brazil mặt hàng thuỷ sản, tuy nhiên kim ngạch vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, các sản phẩm nội thất xuất sang Brazil chủ yếu là thành phẩm, trong đó nguyên liệu gỗ thô lại nhập khẩu từ Brazil. Trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Brazil đạt 21 triệu USD.

Khó thâm nhập thị trường có nền nông nghiệp phát triển

Việt Nam nhập khẩu từ Brazil các mặt hàng chính như bông, quặng và khoáng sản; các sản phẩm nông nghiệp như đậu tương, lúa mì, ngô…

Nhìn chung, Brazil là thị trường có nền nông nghiệp rất phát triển. Nước này đang đặt mục tiêu trở thành một trong những quốc gia sản xuất lương thực hàng đầu thế giới, có thể đáp ứng 40% nhu cầu toàn thế giới. Brazil dự kiến đến năm 2030, nông sản của nước này sẽ chiếm tới 30% lượng nông sản lưu thông trên thị trường thế giới, nhu cầu tăng chủ yếu từ các nước châu Á.

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) dự báo, Brazil sẽ vượt Hoa Kỳ, trở thành quốc gia sản xuất đậu tương số một thế giới vào năm 2025. Nghiên cứu của FAO cho biết vào năm 2025, sản lượng đậu tương của Brazil sẽ đạt 135 triệu tấn.

Trước đà phát triển như vậy, hàng nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường này còn gặp nhiều khó khăn. Với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như trà, rau quả, mật ong… vẫn khó có thể xâm nhập.

“So với các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU thì Brazil là thị trường dễ tính hơn nhưng vẫn khó xâm nhập. Bởi tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Doanh nghiệp của Brazil còn muốn xuất khẩu ra bên ngoài nên để xâm nhập vào thì cần có quyết tâm lớn”, ông Ngô Xuân Tỵ chia sẻ.

Nông sản Việt chịu sự cạnh tranh khốc liệt khi tìm đường vào thị trường Brazil ảnh 2
Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư An Giang phát biểu tại Phiên tư vấn.

Q&A VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG BRAZIL

Doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường bằng cách nào?

Trong thời kỳ đại dịch, các công ty nhỏ tại Brazil gần như không trụ được. Hiện tại, nhiều doanh nhiệp nhỏ đang gây dựng lại, đây là cơ hội tiếp cận tốt cho các doanh nghiệp Việt.

Thị trường này có sự cạnh tranh lớn, không chỉ có đối thủ là các doanh nghiệp nước ngoài mà ngay cả với doanh nghiệp Brazil. Bởi vậy, nếu muốn vào doanh nghiệp phải có quyết tâm lớn, có sự chuẩn bị về quá trình, có sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, có chiến lược cụ thể.

Đặc biệt, doanh nghiệp nên sử dụng ngôn ngữ của người Brazil để người tiêu dùng có thể tiếp cận sản phẩm của mình dễ dàng hơn. Hiện, Brazil chủ yếu dùng tiếng Bồ Đào Nha, ngoài ra còn có tiếng Tây Ban Nha.

Vấn đề thuế nhập khẩu, chứng nhận hợp quy và các vấn đề khác liên quan đến điện lạnh, điện tử vào Brazil?

Hiện Việt Nam và Brazil chưa có hiệp định thương mại cho nên mức thuế xuất khẩu vào thị trường này chưa có ưu đãi. Nếu doanh nghiệp định hướng xuất khẩu sản phẩm gì thì nên tìm kiếm đơn vị địa phương, đối tác tư vấn về thuế để hiểu rõ.

Ngày 22/3, chính phủ Brazil có cắt giảm thuế đối với sản phẩm mỳ ống, điều này có lợi thế gì đối với doanh nghiệp Việt không?

Brazil thường xuyên có các chính sách cắt giảm thuế. Tuy nhiên, các chính sách này chỉ mang tính tạm thời, từ 3 – 6 tháng.

Nếu doanh nghiệp không có các đối tác sẵn thì khó mà tận dụng được chính sách giảm thuế. Bởi khi đưa ra các chính sách giảm thuế ngắn hạn, các doanh nghiệp Brazil và nước ngoài đã nắm bắt và tận dụng nhanh chóng.

Nếu có đối tác sẵn, doanh nghiệp cần triển khai các phương án xuất khẩu nhanh chóng, tận dụng tối đa lợi ích từ việc cắt giảm thuế, nâng cao kim ngạch xuất khẩu sản phẩm.

Tiềm năng xuất khẩu trà như thế nào?

Là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất, nhì thế giới cho nên nhu cầu tiêu thụ cà phê của người dân Brazil rất lớn. Do vậy, nhu cầu về trà của họ không nhiều.

Tiềm năng xuất khẩu nước ép, hoa quả lên men, trái cây sấy khô, mật ong ở thị trường Brazil như thế nào?

Với những sản phẩm này, Brazil phát triển rất mạnh và sôi động. Không chỉ doanh nghiệp trong nước, thậm chí, nhiều doanh nghiệp nước ngoài còn tới đây, thuê đất và xây dựng nông trại, phát triển chuỗi sản phẩm.

Về sản phẩm mật ong, Brazil sản xuất rất tự nhiên, họ nuôi ong rất nhiều nên nhu cầu nhập chưa nhiều.

Cơ hội cho mỳ chũ có nhiều không?

Brazil không phát triển mặt hàng này. Tuy nhiên, có sự cạnh tranh khốc liệt khi các doanh nghiệp Nhật, Hàn và Trung đều có mặt ở đây. Riêng với doanh nghiệp Trung Quốc, người Trung ở đây tương đối đông, lượng tiêu thụ lớn và tạo ra khả năng cạnh tranh cao với các mặt hàng của thị trường khác.

Thị trường có quan tâm đến rau quả đông lạnh không?

Thị trường này rất ưa chuộng hoa quả tươi cho nên hàng đông lạnh không chuộng. Nếu đưa hàng đông lạnh đến khu vực xa trung tâm thì có thể tiêu thụ.

Tiềm năng xuất khẩu đồ điện lạnh như điều hoà, tủ lạnh…?

Về cơ bản, Brazil nóng quanh năm (trừ khu vực phía Nam có mùa đông kéo dài). Do vậy nhu cầu sản phẩm đồ điện lạnh rất lớn.

Nguồn https://mekongasean.vn/nong-san-viet-chiu-su-canh-tranh-khoc-liet-khi-tim-duong-vao-thi-truong-brazil-post6111.html

Doanh nghiệp chớp cơ hội xuất khẩu sang Brazil

Brazil đã có giao dịch thương mại trong hầu hết các mặt hàng. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Brazil đạt 6,35 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.
Dây chuyền chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tỉnh Cà Mau. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN Riêng 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Brazil đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Brazil đạt 533,2 triệu USD, tăng 3,5%, nhập khẩu 1,175 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021.

Thông tin này được ông Ngô Xuân Tỵ – Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil chia sẻ tại Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Brazil do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức ngày 6/5.
Tư vấn về cơ hội tiếp cận thị trường cho một số mặt hàng cụ thể theo đề xuất của doanh nghiệp, ông Ngô Xuân Tỵ cho hay: Mặt hàng mỳ gạo được người tiêu dùng nước sở tại cũng như người châu Á sinh sống tại Brazil rất ưa chuộng, nhu cầu tiêu dùng cao nên có cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu.
Với một số mặt hàng nông sản khác như trà, nước uống mật ong chanh, gừng, nước ép từ quả, quả sấy khô hay rau củ đông lạnh là những mặt hàng khó thâm nhập hơn vào các trung tâm kinh tế, thành phố lớn.
Nguyên do là bên cạnh sản phẩm không thông dụng như trà, Brazil là đất nước có nền nông nghiệp phát triển sản phẩm cùng loại rất đa dạng và người tiêu dùng nước sở tại ưa dùng sản phẩm tươi. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước vẫn có thể xuất khẩu các mặt hàng này nếu tiếp cận thị trường ngách là các bang, thành phố ở khu vực xa trung tâm lớn.
Riêng các mặt hàng công nghiệp chế biến như dệt may, da giày, hàng Việt có khả năng gia tăng kim ngạch do chi phí sản xuất tại Brazil lớn mà Việt Nam lại có nhiều lợi thế trong sản xuất nên khả năng cạnh tranh tương đối cao.
Để tiếp cận thị trường Brazil, ông Ngô Xuân Tỵ khẳng định: Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu, tiếp đó mẫu mã bao bì phải phù hợp thị hiếu tiêu dùng, giá thành cạnh tranh. Đặc biệt, trên bao bì sử dụng ngôn ngữ Brazil là một yếu tố quan trọng, giúp người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm thuận lợi hơn.
Cùng đó, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là tham gia các hội chợ chuyên ngành lớn tại Brazil là một kênh tìm hiểu thị trường, giới thiệu sản phẩm tốt. Thương vụ Việt Nam tại Brazil sẽ tổng hợp thông tin về các hội chợ chuyên ngành phù hợp với từng nhóm mặt hàng thế mạnh của Việt Nam để cung cấp cho doanh nghiệp.
Liên quan đến việc Chính phủ Brazil mới giảm thuế nhập khẩu mỳ ống, ông Ngô Xuân Tỵ khuyến cáo, việc cắt giảm thuế chỉ mang tính tạm thời và ngắn hạn từ 3-6 tháng. Do đó, doanh nghiệp trong nước đã có đối tác rất tốt nhưng nếu chỉ bắt đầu tìm kiếm sẽ khó tận dụng cơ hội từ quyết định này.
Hơn nữa, tiếp cận thị trường là cả hành trình dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị, đầu tư và đi sớm một bước mới có thể “chớp” các cơ hội tốt.
Mặt khác, hệ thống thuế của Brazil khá phức tạp, bên cạnh thuế chung theo quy định của Chính phủ còn có thuế riêng của mỗi bang. Vì thế, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thông tin về chủng loại sản phẩm, có thể tìm kiếm đối tác địa phương hoặc đơn vị tư vấn để hỗ trợ nắm rõ thuế với từng mặt hàng, từng giai đoạn và sự thay đổi quy định về thuế.
Brazil là thị trường có quy mô dân số lớn, tới 214 triệu dân với nhiều phân khúc tiêu dùng. Dự báo thời gian tới xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng sang Brazil tăng cao khi các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội được gỡ bỏ toàn bộ và chiến dịch tiêm vaccine được thực hiện trên toàn quốc với tốc độ nhanh.
Đặc biệt, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam có thể gia tăng thị phần khi nhu cầu tiêu dùng rất cao và Brazil không phải là thị trường khó tính./.

 

Khóa học xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam bởi đội ngũ giáo viên đầy kinh nghiệm

Học 1 khóa tại TRUNG TÂM LOGISTICS XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ (VINA LOGISTICS) (https://camnangxnk-logistics.net/) ĐT/ZALO: 0978392436

sẽ giúp DN giảm thiểu nhiều rủi ro trong XNK, LOGISTICS và được chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế

CHUYÊN LÀM TẤT CẢ CÁC DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ

Đăng ký hóa học qua Đt/zalo: 0978392436 hoặc email: trungtamxnkquocte@gmail.com hoặc trực tiếp trên web

https://zalo.me/g/gvtipc438

https://www.khoahocxuatnhapkhau.vn/

https://vinalogistics.edu.vn/

https://diendan.camnangxnk-logistics.net/threads/n%C6%A1i-%C4%91%C3%A0o-t%E1%BA%A1o-ngh%E1%BB%80-xu%E1%BA%A4t-nh%E1%BA%ACp-kh%E1%BA%A8u-th%E1%BB%B0c-t%E1%BA%BE-s%E1%BB%91-1-vi%E1%BB%87t-nam.1379/

Xem nội dung và lịch học https://camnangxnk-logistics.net/khai-giang-khoa-xnk-logistics-thuc-te/

https://g.page/r/CUTnYGWABM9VEB0/review

0978392436