Nhãn mác hàng hóa sản phẩm cung cấp thông tin cần thiết cho bên vận chuyển và những người xử lý hàng hóa như hải quan, nhà phân phối, người tiêu dùng. Doanh nghiệp xuất khẩu/có kế hoạch xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ cần lưu ý ghi nhãn sản phẩm là một việc quan trọng và được quy định chặt chẽ bởi pháp luật. Bởi vậy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ cần lưu ý đến việc đóng gói và dán nhãn sản phẩm.
Với mục đích giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Houston sẽ liệt kê các yêu cầu phổ biến nhất về nhãn mác hàng hóa, là những yêu cầu được đặt ra bởi Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng CPSC, Ủy ban thương mại công bằng FTC, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Văn phòng Dệt may (OTEXA),…
Chi tiết tại đây Huong-dan-tiep-can-thi-truong-Hoa-Ky—labelling-NkRM4
HƯỚNG DẪN TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG HOA KỲ:
CÁC QUY ĐỊNH VỀ DÁN NHÃN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU VÀO HOA KỲ
Nhãn mác hàng hóa sản phẩm cung cấp thông tin cần thiết cho bên vận chuyển và những người xử lý hàng hóa như hải quan, nhà phân phối, người tiêu dùng. Doanh nghiệp xuất khẩu/có kế hoạch xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ cần lưu ý ghi nhãn sản phẩm là một việc quan trọng và được quy định chặt chẽ bởi pháp luật. Bởi vậy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ cần lưu ý đến việc đóng gói và dán nhãn sản phẩm. Một số sản phẩm có những quy định dán nhẵn bắt buộc. Việc ghi sai hoặc thiếu nhãn sản phẩm theo quy định có thể bị từ chối nhập cảnh tại cảng, hoặc tệ hơn còn bị phạt vì vi phạm các quy định ghi nhãn của Hoa Kỳ.
Nhãn sản phẩm tiêu dùng tại Hoa Kỳ được quản lý bởi một loạt các quy định của liên bang và đôi khi của tiểu bang. Việc quản lý và kiểm tra các quy định ghi nhãn do một số cơ quan chính phủ khác nhau ban hành và giám sát, bao gồm Ủy ban Thương mại công bằng (FTC – Federal Trade Commission), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng (Consumer product Safety Commission CPSC), và nhiều cơ quan khác, tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa. Vì lý do này, Hoa Kỳ không có riêng một luật hay riêng một cơ quan chính phủ quy định cho mọi loại nhãn sản phẩm. Việc tìm tất cả các luật và quy định dán nhãn liên quan đến sản phẩm xuất khẩu sẽ khó khăn và mất khá nhiều thời gian.
Với mục đích giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Houston sẽ liệt kê các yêu cầu phổ biến nhất về nhãn mác hàng hóa, là những yêu cầu được đặt ra bởi Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng CPSC, Ủy ban thương mại công bằng FTC, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và Văn phòng Dệt may (OTEXA),…
1. Xuất xứ hàng hóa
Mọi mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải được dán nhãn không thể tẩy xóa tên tiếng Anh nước xuất xứ sản xuất hàng hóa. Ví dụ hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam thì ghi tên tiếng Anh là Vietnam chứ không ghi “Việt Nam”. Doanh nghiệp có thể tìm thấy thông tin chi tiết về việc dán nhãn này trên trang ấn phẩm thương mại của Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP), bao gồm một số miễn trừ tại đây
2. Các thông tin chung trên bao bì đối với các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng:
Theo đạo luật đóng gói và dán nhãn (The Fair Packaging and Labeling Act – FPLA), tất cả “hàng tiêu dùng” phải được dán nhãn ghi rõ nội dung, danh tính của hàng hóa và tên, địa chỉ kinh doanh của nhà sản xuất, nhà đóng gói hoặc nhà phân phối sản phẩm. Nếu sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu hay nhà phân phối thì tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu hoặc phân phối phải được ghi trên bao bì. Hai cơ quan thực thi là Ủy ban thương mại công bằng FTC và Cục dược phẩm Hoa Kỳ FDA. Các yêu cầu cơ bản của Đạo luật FPLA là:
– Tên/nội dung sản phẩm: ví dụ chất tẩy rửa, bột giặt,…
Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà đóng gói, nhà nhập khẩu hoặc phân phối
Trọng lượng/khối lượng, số lượng tịnh (net) của sản phẩm
Các yêu cầu ghi nhãn về an toàn
Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC) đưa ra các yêu cầu ghi nhãn an toàn cho hàng ngàn loại chất, vật phẩm và sản phẩm nguy hiểm khác nhau. Nếu doanh nghiệp không chắc chắn về việc cơ quan liên bang nào quy định việc ghi nhãn cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, tốt nhất doanh nghiệp nên kiểm tra với CPSC trước. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ sở dữ liệu CPSC về các sản phẩm có các quy định về an toàn mà CPSC quy định và tìm hiểu các đạo luật cụ thể liên quan đến sản phẩm tại đây.
Cần lưu ý rằng nhiều luật có thể áp dụng cho một sản phẩm, đặc biệt là nếu sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc nếu sản phẩm có thành phần là một hay nhiều chất có thể bị coi là nguy hiểm. Đối với các sản phẩm dành cho trẻ em. Doanh nghiệp có thể tra cứu tại đây
Nếu doanh nghiệp không thấy sản phẩm của mình trong cơ sở dữ liệu CPSC, bước tiếp theo hãy thử tìm kiếm thông qua cơ sở dữ liệu về các loại sản phẩm không được quy định bởi CPSC tại trang web này. Danh mục này phân loại các sản phẩm thuộc quản lý của các cơ quan khác nhau như thực phẩm và thuốc thuộc quản lý của FDA, thuốc trừ sâu doanh nghiệp nên tìm hiểu các quy định từ Cục Bảo vệ môi trường EPA,…
4. Các sản phẩm thuộc nhóm hàng thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc và thiết bị y tế
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) là cơ quan đưa ra các quy định cho thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc và thiết bị y tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu thưc phẩm cho người và động vật có thể tra cứu hướng dẫn của FDA về ghi nhãn sản phẩm thực phẩm ở đây. Các thông tin chủ yếu bao gồm:
– Tên sản phẩm: Tên thương mại của sản phẩm
– Nước sản xuất: nước xuất sứ của sản phẩm
– Các thông tin dinh dưỡng: Năm 2017 đã có hơn 1.000 sản phẩm bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ do thiếu thông tin dinh dưỡng. FDA yêu cầu hầu hết thực phẩm và đồ uống phải được dán nhãn với bảng thành phần dinh dưỡng được định dạng cụ thể. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu quy đinh về nhãn thông tin dinh dưỡng tại đây. Cần lưu ý đây là quy định mới, áp dụng cho doanh nghiệp với doanh thu năm trên 10 triệu USD từ tháng 1 năm 2020 và áp dụng từ tháng 1 năm 2021 đối với các doanh nghiệp có doanh thu dưới 10 triệu USD/năm
– Thành phần (Ingredients): FDA yêu cầu mọi thành phần và phụ gia có trong thực phẩm hoặc đồ uống phải được ghi trên nhãn sản phẩm theo thứ tự giảm dần về độ nổi bật theo trọng lượng. FDA sẽ không chỉ xem xét nội dung ghi trên nhãn, mà sẽ lấy mẫu các sản phẩm để đảm bảo nội dung ghi trên nhãn sản phẩm là chính xác, nên doanh nghiệp xuất khẩu cần tuân thủ nghiêm túc các quy tắc khi liệt kê thành phần.
– Khối lượng tịnh: FDA yêu cầu ghi rõ lượng thực phẩm trong một hộp hoặc gói sản phẩm. Khối lượng/trọng lượng gồm hệ đo lường Anh (pound, ounce, gallon,..) và hệ đo lường metric (kilogam, gam, lit,..) và số liệu và phải được liệt kê ở phía trước của gói.
– Cảnh báo (dị ứng, tác dụng phụ,…): các cảnh báo về dị ứng hay tác dụng phụ mà sản phẩm có thể gây ra khi sử dụng
– Tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, đóng gói: sản phẩm cần ghi rõ tên và địa chỉ của nhà sản xuất. Nếu sản phẩm đó được đặt hàng bởi một nhà phân phối, nhà nhập khẩu thì tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu hoặc phân phối phải được ghi trên bao bì.
Lưu ý: Mọi thông tin đều phải được viết bằng tiếng Anh. Nhãn sản phẩm có thể được viết nhiều hơn một ngôn ngữ nhưng tiếng Anh là bắt buộc khi hàng hóa muốn nhập khẩu vào Hoa Kỳ
Hướng dẫn ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm có thể được tìm thấy ở đây.
Nếu FDA phát hiện ra rằng sản phẩm thực phẩm nhập khẩu có một trong những vi phạm ghi nhãn này, FDA sẽ từ chối nhập cảnh hoặc tạm giữ sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp mất rất nhiều tiền và có khả năng làm hỏng mối quan hệ của doanh nghiệp với người mua. Vậy nên các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý đến việc ghi nhãn sản phẩm.
FDA hiện cũng được yêu cầu tăng số lần kiểm tra định kỳ ở nước ngoài tại các cơ sở thực phẩm nước ngoài. Nếu một nhãn hàng bị phát hiện không tuân thủ các quy định trong quá trình kiểm tra, FDA có thể tính phí kiểm tra lại để đảm bảo việc ghi nhãn đã được tuân thủ với mức giá $325 USD mỗi giờ. Doanh nghiệp có thể tham khảo tại đây
Ngoài ra nhà xuất khẩu các mặt hàng là thực phẩm, dược phẩm khi muốn đưa hàng vào thị trường Mỹ thì phải tuân thủ tất cả những yêu cầu khắt khe của FDA và phải đăng ký tài khoản FDA.
Những mặt hàng mà FDA xem là thực phẩm, bao gồm:
– Động vật còn sống dùng để làm thực phẩm
– Sữa và sản phẩm làm từ sữa
– Trứng chưa chế biến
– Rau quả
– Thủy hải sản
– Thực phẩm đóng hộp
– Bánh, kẹo các loại
– Nước giải khát
– Thức ăn cho động vật
– Sản phẩm ăn kiêng
Những mặt hàng được FDA miễn trừ, bao gồm:
– Thực phẩm do cá nhân tạo ra tại nhà và gửi đi dưới dạng quà tặng.
– Mẫu thực phẩm không dùng để để tiêu thụ có giá trị từ dưới 200usd, đây là các sản phẩm mẫu dành cho các nhà sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm.
– Sản phẩm thực phẩm thịt, thịt gia cầm và sản phẩm trứng (đã chế biến) thuộc độc quyền tài phán của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ. Các hướng dẫn về dán nhãn sản phẩm thịt và gia cầm có thể tham khảo tại đây
5. Các sản phẩm quần áo và may mặc
Các quy định liên quan đến nhãn sản phẩm có thể tìm thấy trên trang web Văn phòng Dệt may (Office of Textiles and Apparel). Nói chung, nhãn trên quần áo và hàng dệt được bán ở Mỹ phải hiển thị các nội dung sau:
– Tên thương mại của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu
– Nước sản xuất
– Hàm lượng vải (ví dụ %cotton, %len,…)
– Hướng dẫn bảo quản (giặt, sấy, phơi,….)
Doanh nghiệp có thể tìm thấy thông tin chi tiết hơn về nhãn nội dung đối với sản phẩm dệt len tại đây. Để biết thêm về hướng dẫn chăm sóc/bảo quản, có thểm tham khảo liên kết này.
Khi doanh đã có ý tưởng về những gì cần ghi trên nhãn hàng, doanh nghiệp có thể lên mẫu thiết kế và gửi cho nhà cung cấp. Doanh nghiệp cần chú ý các thông tin sau cho nhãn sản phẩm của doanh nghiệp mình:
– Bố cục và nội dung
– Kích thước của nhãn
– Vị trí dán/đặt nhãn sản phẩm
– Chất liệu (dán nhãn hoặc in trên sản phẩm)
– Màu sắc, font chữ
Doanh nghiêp cần hiểu rõ các quy định về nhãn hàng như là một phần kế hoạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Nếu không doanh nghiệp có nguy cơ gặp phải những phiền phức tại hải quan
PHỤ LỤC: Danh mục các sản phẩm thuộc quyền kiểm soát/tài phán của các cơ quan chức năng Hoa Kỳ (cần lưu ý một sản phẩm có thể chịu các quy định bởi nhiều cơ quan khác nhau)
Sản phẩm
Các bộ phận xe mô tô cơ giới
Pin có chứa điện cực cadmium và/hoặc chì
Cơ quan kiểm soát
Department of Transportation Environmental Protection Agency
Tất cả các sản phẩm |
Ủy ban Thương mại công bằng Federal Trade Commission |
Thảm và mền (dễ cháy) |
Consumer Product Safety Commission |
Một số sản phẩm gia dụng (theo các tiêu chuẩn năng lượng) |
Department of Energy/ Federal Trade Commission
|
Các chất hóa học và hỗn hợp hóa học (ngoài thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm)) |
Environmental Protection Agency |
Đồ ngủ trẻ em |
Consumer Product Safety Commission |
Mỹ phẩm
Trang sức Thiết bị y tế Thuốc trừ sâu
Thiết bị tần số vô tuyến
Các sản phẩm dệt, lông, len, giày dép Thuốc lá, bia và rượu mạnh chưng cất
Food & Drug Administration
Thực phẩm (ngoại trừ thịt, thịt gia cầm và trứng chế biến) và các sản phẩm liên quan đên thực phẩm |
Cục dược phẩm Hoa Kỳ Food & Drug Administration |
Thực phẩm (thịt, gia cầm và trứng chế biến) |
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ United States Department of Agriculture
|
Chất gia dụng nguy hiểm (Hazardous household substances) |
Consumer Product Safety Commission |
Federal Trade Commission
Food & Drug Administration
Environmental Protection Agency
Federal Trade Commission Federal Trade Commission Department of Treasury
Đệm giường |
Consumer Product Safety Commission |
Sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả sợi (fibers) |
United States Department of Agriculture |
Máy phát điện cầm tay |
Consumer Product Safety Commission |
Các sản phẩm sử dụng tại nơi làm việc |
Occupational Safety and Health Administration |
Đồ chơi, sản phẩm trẻ em, sản phẩm vị thành niên |
Consumer Product Safety Commission |
Máy cắt Walk-behind mowers |
Consumer Product Safety Commission |
ĐÓNG GÓI VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TỚI HOA KỲ
Doanh nghiệp xuất khẩu và nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đều mong muốn hàng hóa vận chuyển và thông quan một cách dễ dàng, đúng hẹn và nguyên vẹn khi đến đích. Đóng gói và vận chuyển đúng cách, với các tài liệu, giấy phép đầy đủ và chính xác, sẽ đóng góp rất nhiều cho việc xuất khẩu không gặp rắc rối.
Các yêu cầu đóng gói và vận chuyển cơ bản
Cách thức đóng gói hàng hóa sẽ phụ thuộc vào chủng loại hàng hóa, cách thức hàng hóa được vận chuyển (thời gian, phương tiện vận tải) và những mối nguy hiểm mà hàng hóa có thể gặp phải trên đường vận chuyển. Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn, có nhiều vùng khí hậu và địa hình khác nhau, nên hàng hóa nhập khẩu bởi doanh nghiệp ở tiểu bang Kankas có thể nhập cảng ở California và do đó phải trải qua các khâu vận chuyển nội địa bằng đường hàng không hoặc xe lửa hoặc xe container. Trên đường vận chuyển nội địa, hàng hóa có thể bị rung, sốc; hơn nữa, hàng hóa được vận chuyển đến các địa điểm có vùng khí hậu khác nhau cũng có thể bị ảnh hưởng.
Vì lý do đó, việc đóng gói lô hàng một cách an toàn sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu một lô hàng đến trong tình trạng bị hư hỏng do đóng gói không phù hợp, người nhập khẩu sẽ không chấp nhận và có thể quyết định không tiếp tục đặt hàng nữa. Hơn nữa, bảo hiểm hàng hóa thường sẽ không chi trả cho hàng hóa hỏng hóc do vận chuyển trong bao bì không phù hợp hoặc không đầy đủ.
Nhãn vận chuyển
Nhãn vận chuyển phải ở khổ lớn, rõ ràng và không thấm nước. Thông tin vận chuyển phải bao gồm:
– Cảng đích và tên, địa chỉ, số điện thoại của người nhận hàng trên ít nhất ba mặt của gói hàng (trên cùng, một bên, một đầu);
– Bất kỳ nhãn cảnh báo cần thiết nào (ví dụ: “dễ vỡ”, “Không sử dụng móc”);
– Hướng dẫn vận chuyển/quá cảnh;
– kích thước và trọng lượng gói hàng;
– Số gói hàng; và
– Hóa đơn /số vận đơn
Phương thức vận chuyển
Có một số phương thức vận chuyển sản phẩm. Cách chọn phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm, nơi sản xuất, số lượng sản phẩm đặt hàng, v.v. Tuy nhiên, cho dù doanh nghiệp chọn phương thức nào, tất cả các lô hàng đều có một số yêu cầu chung là chứng từ hải quan, tùy theo hàng hóa thuộc danh mục nhập không chính thức (trị giá 2.000 USD trở xuống) hoặc nhập cảnh chính thức (trị giá hơn 2.000 USD).
Các phương thức vận chuyển từ Việt Nam qua Mỹ là:
– Đường biển:
– Hàng không
Ngoài ra hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sau khi cập cảng Hoa Kỳ có thể tiếp tục được vận chuyển nội địa xuyên bang bằng các đường bộ, đường sắt.
Doanh nghiệp cần biết đường đi của hàng hóa mình đến tay người nhập khẩu để có cách thức đóng gói và bảo quản thích hợp
Doanh nghiệp có thể tham khảo danh mục các cảng ngoại thương của Hoa Kỳ tại đây
Sử dụng các công ty giao nhận:
Việc vận chuyển và làm các thủ tục hải quan có thể gây phiền phức và mất nhiều thời gian cho các nhà xuất khẩu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp còn ít kinh nghiệm. Do đó doanh nghiệp nên tìm đến một doanh nghiệp vận tải và logistic có uy tín, có kinh nghiệm vận chuyển tới thị trường Hoa Kỳ. Những công ty giao nhận này đã quen với các quy định, thủ tục xuất nhập cảnh của Hoa Kỳ, cũng như các phương thức vận chuyển phù hợp nhất cho chủng loại hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp, đồng thời có thể tư vấn cho doanh nghiệp xuất khẩu về giá cả bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác
Bảo hiểm
Các hãng vận tải quốc tế chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với hàng hóa khi vận chuyển chúng. Điều khoản bán hàng thường làm cho người bán chịu trách nhiệm về hàng hóa cho đến điểm giao hàng cho người mua nước ngoài. Điều này có nghĩa là bảo hiểm vận tải là một điều cần thiết tuyệt đối. Hầu hết các giao nhận vận tải sẽ sắp xếp bảo hiểm cho lô hàng của doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp quyết định tự làm điều này, thông qua một công ty bảo hiểm, doanh nghiệp cần chắc chắn hiểu chính xác phạm vi bảo hiểm được nhận.
Tài liệu tham khảo:
Bài viết này sử dụng nguồn tài liệu chính từ
Cục dược phẩm Hoa Kỳ: https://www.fda.gov/home https://www.fda.gov/food/food-labeling-nutrition/changes-nutrition-facts-label
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ: https://www.usda.gov/
Cơ quan hải quan và biên giới: https://www.cbp.gov/trade/rulings/informed-compliance- publications/marking-country-origin-us-imports
https://www.cpsc.gov/
https://otexa.trade.gov/importing_us.htm; https://www.nist.gov/standardsgov/compliance-faqs-packaging-and-labeling-us
https://www.ag.ndsu.edu/foodlaw/processingsector/packaging-labeling
Một số thông tin lấy từ báo chí Việt Nam và Hoa Kỳ đăng trên mạng Sử dụng hình ảnh lấy trên Internet
Bài viết liên quan
5318/TCT_CS Vv chính sách thuế
1854 /GSQL-GQ1 V/v thực hiện Thông báo số 25/TB-CTVN của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam
6156/TCHQ-GSQL -THU TUC HQ DOI VOI HANG HOA GUI QUA DV CHUYEN PHAT NHANH
1701073008871_50583_9526-HQHP_SỰ CỐ HỆ THỐNG_04.10.2023 1701073150321_50325_9484-HQHP_SỰ CỐ HỆ THỐNG_03.10.2023
6081, 6111/TCHQ-VP V/v triệu tập cán bộ tham gia ý kiến đối với các bài toán của dự án xây dựng hệ thống CNTT thực hiện Hải quan số đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong thông quan
1197083_7104_0001_90_ĐIỆN DNCX VẬT TƯ XD_THIẾT BỊ_21.11.2023