Doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc cần lưu ý gì?

Guide To Supporting Documents Required For Foreign Food Facility Registration Examples By Country

Cạnh tranh về giá mà không cạnh tranh về chất lượng sản phẩm sẽ làm giảm thị phần của cùng một mặt hàng nông sản Việt Nam tại Hàn Quốc.

Theo ông Tuyên, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa khi cả hai nước cùng tham gia và hưởng lợi nhiều lợi ích từ các FTA song phương và đa phương. Hơn nữa, cơ cấu xuất nhập khẩu của hai nước có tính bổ sung rõ nét và ít có sự cạnh tranh trực tiếp.

Thị trường Hàn Quốc hiện có xu hướng thực phẩm giản tiện thay thế bữa ăn gia đình với các sản phẩm ăn liền, dễ nấu, dễ ăn đang tăng trưởng nhanh chóng tại Hàn Quốc, nhất là 5 năm trở lại đây. Cùng đó là sự lên ngôi của sản phẩm tốt cho sức khoẻ, tăng sức đề kháng như sản phẩm organic, thực phẩm dành cho người già.

Bên cạnh đó là xu hướng tiêu dùng sản phẩm thay thế thịt, bảo vệ môi trường với bao bì đóng gói hạn chế sử dụng nguyên liệu từ nhựa, mô hình quản trị ESG. Và những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định, quy trình kiểm dịch.

“Để bán được hàng sang Hàn Quốc, sản phẩm ngoài cần chất lượng, hương vị còn cần yếu tố bổ trợ như ổn định trong sản xuất, an toàn trong chế biến lưu thông, chữ tín trong cam kết. Có các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong đàm phán và giữ đối tác lâu dài”, ông Phạm Khắc Tuyên nhấn mạnh.

Theo ông Tuyên, doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm hướng tới phân khúc tiêu dùng nào. Cụ thể, mặt hàng cà phê, hạt tiêu đã hiện diện tại Hàn Quốc, xuất khẩu thêm sản phẩm này bên cạnh phải cạnh tranh với hàng nước ngoài, còn phải cạnh tranh với cả hàng Việt.

Các chuyên gia cho rằng: Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc chủ yếu cà phê hạt, cà rốt, chuối, ớt, thanh long, xoài nhưng nông sản Việt Nam khi nhập khẩu vào Hàn Quốc vẫn vấp phải hàng rào kỹ thuật.

Mặc dù thị trường nông sản Hàn Quốc còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng là thị trường khó tính, mức độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cao và nhiều rào cản kỹ thuật.

Ông Nguyễn Văn Thảo- Giám đốc Công ty Good Farmers, chia sẻ: Hàn Quốc không bắt buộc nhà sản xuất phải nuôi, trồng sản phẩm với tiêu chuẩn nào. Tuy nhiên, thị trường này rất khắt khe trong việc kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh và kháng sinh. Đa phần doanh nghiệp Việt Nam bị “rối” ở vấn đề này.

Cũng theo ông Thảo, với mặt hàng rau củ, trái cây, doanh nghiệp nên kiểm tra các chỉ số chất lượng tại Việt Nam để tránh rủi ro; Chủ động tham gia hội chợ chuyên ngành tại Hàn Quốc để tìm hiểu nhu cầu và đáp ứng một cách chính xác.

“Bộ Công Thương, Hải quan Việt Nam có biện pháp kiểm tra doanh nghiệp, hàng hoá, không để sản phẩm kém chất lượng xuất khẩu, ảnh hưởng tới uy tín của hàng Việt Nam”, ông Thảo đề xuất.

Trong 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại song phương tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc đạt 13,8 tỷ USD, tăng 19,03% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 3,7 tỷ USD, tăng 15,7% và nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 10,1 tỷ USD, tăng 20,3%.

Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Hàn Quốc đạt 78,1 tỷ USD, tăng 18,33% so với năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 21,9 tỷ USD, tăng 14,9% và kim ngạch nhập khẩu đạt 56,2 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2020.

CHUYÊN ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU SANG HÀN QUỐC VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1. Chuyên tư vấn làm đăng ký mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói để xuất khẩu đi các nước trên thế giới

Trung tâm XNK Logistics Quốc Tế (Vina Logistics)

CHUYÊN LÀM TẤT CẢ CÁC DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ

LIÊN HỆ: ĐT/ZALO: 0978.392436

2. Dịch vụ Chuyên đăng ký mã số để xuất khẩu sang Trung Quốc theo lệnh 248, 249, GACC, CIFER, IRE.CUSTOMS

https://dangkymagacclenh248.com/

https://diendan.camnangxnk-logistics.net/threads/dich-vu-chuyen-dang-ky-ma-so-de-xuat-khau-sang-trung-quoc.5199/

0978392436