Một doanh nghiệp Việt xuất khẩu 5 container hạt điều sang Algeria suýt mất tiền hàng vì khách mua mất năng lực pháp lý.
Thông tin này được Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết khi gửi cảnh báo đến các hội viên, ngày 19/4. Theo Vinacas, tháng 8/2022, một công ty Việt Nam xuất khẩu 5 container hạt điều sang Algeria qua trung gian đặt tại Nam Phi. Công ty trung gian Nam Phi chỉ đặt cọc 10% giá trị tiền hàng và trả số tiền còn lại khi hàng cập cảng.
Tuy nhiên, khi hàng đến cảng Mostaganem, khách hàng là công ty Eurl ATS Food (Algeria) không thể làm thủ tục thông quan vì họ bị Bộ Thương mại Algeria đưa vào danh sách gian lận thương mại từ tháng 6/2022.
Sau đó, doanh nghiệp Việt và hãng tàu đã làm thủ tục đổi người nhận hàng theo đề nghị của trung gian tại Nam Phi, song hải quan Algeria không chấp nhận.
Theo hải quan cảng Mostaganem, công ty Eurl ATS Food mất năng lực pháp lý để thực hiện các thủ tục như nhập khẩu, đổi doanh nghiệp nhận hàng thay thế hay tái xuất hàng. Hàng nằm ở cảng hơn 5 tháng, theo quy định hải quan Algeria được quyền bán đấu giá số container này.
Trước sự việc trên, Vinacas đã nhờ Thương vụ Việt Nam tại Algeria liên hệ hải quan Algeria hủy việc đấu giá sung công quỹ. Nhờ đó, doanh nghiệp Việt đang hoàn thiện thủ tục để hoàn trả hàng về Việt Nam.
Các container điều trong vụ lô hạt điều bị mất kiểm soát được tạm giữ trước đó tại cảng Genoa (Italy). Ảnh:Thương vụ Việt Nam tại Italy
Hiệp hội Điều đánh giá, vụ xuất khẩu sang Algeria gần tương tự vụ 100 container điều đi Italy, là do doanh nghiệp không nắm rõ thông tin khách hàng mà chỉ tin vào môi giới. Vì thế, Vinacas khuyến cáo doanh nghiệp trước khi xuất khẩu cần tìm hiểu thông tin thị trường mới và khách hàng.
Thương vụ Việt Nam tại Algeria cũng khuyến nghị, doanh nghiệp cần đề nghị khách hàng cung cấp bản sao giấy phép kinh doanh, mã số thuế, hộ chiếu có ảnh của người đại diện hợp pháp công ty và nhờ các cơ quan chức năng thẩm tra.
Hiện, phương thức thanh toán chủ yếu vẫn được các doanh nghiệp áp dụng cho hàng xuất khẩu là thư tín dụng (L/C) hoặc nhờ thu qua ngân hàng (DP, CAP at sight). Các cách thanh toán này đều yêu cầu khách đặt cọc từ 20% trở lên. Tuy nhiên, ngân hàng Algeria không cho phép chuyển tiền đặt cọc từ trong nước nên có thể đề nghị khách đặt cọc ngoài Algeria.
Ngoài ra, để tránh mất tiền hàng, doanh nghiệp đề nghị khách hàng thanh toán 100% tiền hàng trước khi tàu cập cảng Algeria. Khi hàng vào cảng, nếu khách hay ngân hàng Algeria chậm thanh toán 1 tuần, doanh nghiệp cần thông báo cho Thương vụ, Đại sứ để hỗ trợ giải quyết kịp thời.
Năm 2022, doanh nghiệp xuất khẩu điều từng bị mất kiểm soát 35 trong 100 container điều xuất sang Italy. Lúc đó, các doanh nghiệp Việt chưa nhận được tiền, còn người mua, bằng cách nào đó, đã lấy được bộ chứng từ gốc. Sau hàng loạt hỗ trợ và vào cuộc của luật sư, hiệp hội và nhà chức trách của 2 quốc gia, 35 container hạt điều đã được hoàn trả lại cho doanh nghiệp Việt Nam.
Nguồn thương vụ VN tại Algeria
5 container hạt điều Việt Nam bị hải quan Algeria tự ý bán đấu giá
ĐỂ TRÁNH RỦI RO CHO DN KHI XNK nên tham gian Nhóm chia sẻ kinh nghiệm thanh toán quốc tế trong XNK để phòng tránh rủi ro https://zalo.me/g/rvvexq149
Hoặc liên hệ tư vấn đt/zalo: 0978392436
Bài viết liên quan
78/NFV/HQ/2023 VV DNCX Xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp nội địa – DNCX Nitori Việt Nam
2267/TCHQ-GSQL 4320/TCHQ-GSQL Vv vướng mắc thực hiện thông tư số 04/2021/TT-BXD – xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng
80/CV-GNL, 1434/TCg-SNPL Vv giải quyết vướng mắc CV212/KVI-ĐGSKS
2611/GSQL-GQ2 Vv trả lời đơn phản ánh kiến nghị . Thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu; hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công
4472/GSQL-GQ2 Vv vướng mắc của doanh nghiệp thủ tục hải quan, chính sách thuế đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu. Công ty Dương Minh
01-21/OVN Vv hướng dẫn xuất trả hàng thu hồi – Công ty TNHH thiết bị y tế Olympus Việt Nam