Chứng chỉ CITES là gì ?

E5e6a Cites

Giấy phép CITES, chứng chỉ CITES là giấy tờ do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật các loài động vật, thực vật quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES. Giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu mẫu vật các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam, không quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES.

Công ước CITES (Conversion on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) đã được 12 nước dự họp tại Washington(Mỹ) ký kết thông qua ngày 1/3/1973 do vậy công ước này còn được gọi là công ước Washington. Công ước này có 25 điều đề cập đến các nguyên tắc chung, các biện pháp và nghĩa vụ của các thành viên. Công ước có hiệu lực từ 1/7/1975.

            Ở Việt Nam, để bảo vệ các loài Động Thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời cũng để phối hợp có hiệu quả với cộng đồng quốc tế trong việc kiểm soát và điều chỉnh việc buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoan dã có nguy cơ tuyệt chủng, ngày 15/1/1994, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 121 tham gia công ước này. Hiện đã có khoảng 140 nước tham gia công ước.

            Nội dung của công ước CITES là những nước thành viên thực hiện việc cấm buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng được ghi trong bản phụ lục kèm theo của công ước đã được hội nghịu toàn thể các nước thành viên thỏa thuận thông qua. Phụ lục có 3 phần như sau:

            1. Phụ lục 1 : là các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, cấm buôn bán thương mại giữa các nước trên thế giới. Trường hợp không mang tính chất thương mại  (như quà tặng, trao đổi giữa các vườn động vật) thì phải xin giấy phép xuất và nhập.

            2. Phụ lục 2: Là những loài có nguy cơ bị tuỵêt chủng do buôn bán quốc tế quá mức mà không được kiểm soát và điều chỉnh kịp thời, Các loài ghi trong phụ lục 2 được phép buôn bán quốc tế thông qua việc kiểm soát và hạn chế của các nước thành viên( phải có giấy phép xuất và nhập khẩu).

            3. Phụ lục 3: Được các nước thành viên sử dụng để kiểm soát việc buôn bán các loài động thực vật hoang dã của nước họ, mà những loài này chưa được ghi vào phụ lục 1 hoặc 2

            Các loài động thực vật ghi trong phụ lục 1 và 2 của CITES có thể được bổ sung hoặc chuyển dịch do thỏa thuận của các nước thành viên tại hội nghị toàn thể họp 2 năm một lần hoặc bỏ phiếu gửi qua bưu điện trong thời gian giữa 2 kỳ hội nghị.

            Các nước thành viên có nghĩa vụ tiến hành những biện pháp thích hợp để thi hành có hiệu lực các điều khoàn ghi trong công ước, đặc biệt là việc cấm buôn bán các loài thuộc phụ lục 1.

            Đối với các mẫu vật, sau khi bị tịch thu sẽ được giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý. Sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu thì hoặc mẫu vật sẽ được trả lại cho nước đó (nhưng phải chịu toàn bộ phí sang nhận) hoặc sẽ được chuyển cho trung tâm cứu hộ hay một nơi nào đó mà cơ quan thành viên bảo đảm hoàn tất các thủ tục xuất nhập cảnh một cách nhanh chóng cho các loài đó được phép xuất nhập. Các nước thành viên phải bảo đảm cho mọi mẫu vật sống được chăm sóc thích hợp nhằm hạn chế tối đa các tổn thương về sức khõe hay cách đối xử thô bạo trong quá trình vận chuyển hay quá cảnh.

            Cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES ở Việt Nam là Bộ Lâm Nghiệp (cũ) được chính phủ quy định làm cơ quan thẩm quyền quản lý và Viện Sinh Thái & Tài nguyên sinh vật( thuộc trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia) cùng với Trung tâm Tài nguyên Môi trường( thuộc trường Đại học quốc gia Hà Nội) là 2 cơ quan thẩm quyền khoa học. Cơ quan thẩm quyền quản lý có trách nhiệm liên hệ với các nước thành viên và ban thư ký CYTES, đồng thời cấp giấy phép hoặc chứng chỉ về các hoạt động buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Cơ quan thẩm quyền khoa học có trách nhiệm tư vấn khoa học cho cơ quan thẩm quyền quản lý. Bạn có thể tham khảo danh sách các loài động thực vật cần được bảo vệ qua địa chỉ  www.cites.org

TRUNG TÂM LOGISTICS XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ (VINA LOGISTICS) (https://camnangxnk-logistics.net/) ĐT/ZALO: 0978392436

CHUYÊN LÀM TẤT CẢ CÁC DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ

DỊCH VỤ XIN CÁC LOẠI GIẤY PHÉP XUẤT NHẬP KHẨU

0978392436