Cách Chuyển đổi mã chương từ Đặt sang Lỏng CC > CTH > CTSH

6. Kiểm tra tiêu chí xuất xứ:
6.1. Hàng hóa có xuất xứ được xác định theo một trong các tiêu chí sau:
– Xuất xứ thuần túy: trên C/O ghi tại ô tiêu chí xuất xứ là “WO” hoặc chữ “PE”. – Xuất xứ không thuần túy:
+Tiêu chí xuất xứ chung: RVC, LVC (giá trị hàm lượng khu vực) hoặc CTH (chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số). Riêng C/O mẫu AI chuyển đổi ở cấp độ 6 số.
+ Quy tắc cụ thể mặt hàng: PSR, SP, …
6.2. Ví dụ một số cách ghi tiêu chí xuất xứ:
– “RVC (x%)” hoặc “40%” hoặc “ RVC (x%) + CTSH” nghĩa là hàm lượng giá trị khu vực không nhỏ hơn 40% (riêng C/O mẫu AI là không nhỏ hơn 35%) và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một nước thành viên.
+ “CC” là chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương). Ví dụ: để sản xuất ra 01 chiếc xe máy doanh nghiệp nhập khẩu các NPL từ nước ngoài về gồm: sản phẩm
Công văn số ngày
11
nhựa thuộc chương 39, sản phẩm thủy tinh thuộc chương 70, sản phẩm sắt thép thuộc chương 73 … nhưng sản phẩm là xe máy thì thuộc chương 87.

  • “CTH” là chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số (chuyển đổi Nhóm). Ví dụ: giấy Kraft nhập khẩu thuộc nhóm 4804 để làm hộp đựng sản phẩm thuộc nhóm 4819.
  • “CTSH” là chuyển đổi mã HS ở cấp 6 số (chuyển đổi Phân nhóm). Ví dụ: doanh nghiệp nhập khẩu vải được phân loại vào mã số 5210.29 về để nhuộm tại Việt Nam. Sau khi hoàn thành công đoạn nhuộm sản phẩm chuyển sang mã 5210.39.

Lưu ý trình tực các bước kiểm tra tiêu chí xuất xứ:
àNếu tiêu chí xuất xứ tại ô số 8 C/O thể hiện ‘WO” “PE” công chức không phải tra cứu Phụ lục cụ thể mặt hàng.
àNếu hàng hóa không nằm trong Danh mục cụ thể mặt hàng thì áp dụng theo các nguyên tắc của tiêu chí chung.
àNếu tiêu chí xuất xứ tại Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định là lỏng hơn so với tiêu chí ghi trên C/O thì chấp nhận C/O. Trường hợp ngược lại thì không chấp nhận.
Thứ tự từ chặt đến lỏng như sau: CC > CTH > CTSH

0978392436