4867/TCHQ-TXNK, 5096/BVHTTDL-KHTC V/v xác định bản chất mặt hàng “Bộ thiết bị tập đánh golf ảo”

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

1. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý ngoại thương, Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tư số 26/2018/TT-BVHTTDL ngày 11/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL, Thông tư số 24/2018/TT-BVHTTDL ngày 23/8/2018 ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, các văn bản quản lý chuyên ngành có liên quan và cam kết quốc tế của Việt Nam đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Theo đó, căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, về nguyên tắc quản lý, cơ quan văn hóa căn cứ trên hồ sơ nhập khẩu hàng hóa cùng với kiểm tra thực tế hàng hóa do tổ chức, cá nhân đề nghị để xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu/thẩm định chấp thuận nội dung đối với hàng hóa nhập khẩu, cụ thể gồm:

(i) tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (Điều 7);

(ii) tác phẩm phẩm điện ảnh (Điều 8 Khoản 1);

(iii) bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc sân khấu có nội dung các loại hình nghệ thuật biểu diễn, thời trang, người đẹp, thể thao (Điều 8 Khoản 2);

(iv) sản phẩm nghe nhìn được chứa trong máy móc, thiết bị, linh kiện, phương tiện hoặc sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu – là các bản ghi âm, ghi hình, phần mềm được chứa trong băng cát-xét, băng video, đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM, đĩa vi tính, IC chips, ổ cứng và các phương tiện, máy móc, thiết bị vật liệu và kỹ thuật số khác – có nội dung vui chơi giải trí, trò chơi điện tử và nội dung văn hóa khác (Điều 8 Khoản 3);

(v) máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng dành cho người nước ngoài và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc (Điều 10).

Phúc đáp Công văn số 4867/TCHQ-TXNK ngày 16/11/2022 của Tổng cục

Hải quan về việc xin ý kiến mặt hàng Bộ thiết bị tập đánh golf ảo, sau khi nghiên cứu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến trao đổi chuyên ngành như sau:

Kết quả văn bản xác nhận/thẩm định/chấp thuận của cơ quan văn hóa có thẩm quyền và nội dung hàng hóa nhập khẩu đảm bảo không vi phạm quy định Điều 6 Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL là căn cứ để cơ quan hải quan xem xét, giải quyết thông quan cho hàng hóa của tổ chức, cá nhân.

Như vậy, nếu xác định hàng hóa/sản phẩm nhập khẩu (không phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo, nguyên liêu, vật liệu chứa, đặc tính kỹ thuật, bộ phận cấu thành, công dụng và các thuộc tính khác của hàng hóa) mà có chứa, ghi, cài đặt nội dung, âm thanh, hình ảnh vui chơi giải trí thuộc đối tượng quy định pháp luật nêu trên thì hàng hóa đó thuộc diện quản lý chuyên ngành và cấp phép nhập khẩu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngược lại, nếu mặt hàng không có các nội dung chuyên ngành văn hóa nêu trên thì không thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Đối với “Bộ thiết bị tập đánh golf ảo”

Sau khi nghiên cứu mô tả hàng hóa “Bộ thiết bị tập đánh golf ảo” nêu tại Công văn số 4867/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan và đối chiếu các quy định pháp luật hiện hành có liên quan, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng về bản chất đây là thiết bị công nghệ điện tử camera/video có cài đặt phần mềm, chương trình với hình ảnh, âm thanh, nội dung minh họa đa dạng, sống động và sử dụng thiết bị điều khiển để dùng cho mục đích tập đánh golf ảo, giải trí trong nhà (tương tự như máy trò chơi điện tử có chức năng tập nhảy múa, tập lái/đua xe, boxing, bóng rổ… trong các khu vui chơi giải trí, trò chơi điện tử).

Tuy nhiên, việc sử dụng “Bộ thiết bị tập đánh golf ảo” dùng cho giải trí đơn thuần hay để tập luyện thể thao còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng/kinh doanh của cơ sở kinh doanh hoặc người dùng thiết bị đó.

Do vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Tổng cục Hải quan căn cứ chức năng, thẩm quyền và trên cơ sở áp dụng quy tắc phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan để xác định mã hàng hóa nêu trên theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Trên đây là ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để Tổng cục Hải quan nghiên cứu và trân trọng cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ của Quý cơ quan./

 

Học 1 khóa tại TRUNG TÂM LOGISTICS XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ (VINA LOGISTICS) (https://camnangxnk-logistics.net/) ĐT/ZALO: 0978392436

sẽ giúp DN giảm thiểu nhiều rủi ro trong XNK, LOGISTICS và được chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế

Đăng ký hóa học qua Đt/zalo: 0978392436 hoặc email: trungtamxnkquocte@gmail.com hoặc trực tiếp trên web

https://zalo.me/g/gvtipc438

https://www.khoahocxuatnhapkhau.vn/

https://vinalogistics.edu.vn/

https://diendan.camnangxnk-logistics.net/threads/n%C6%A1i-%C4%91%C3%A0o-t%E1%BA%A1o-ngh%E1%BB%80-xu%E1%BA%A4t-nh%E1%BA%ACp-kh%E1%BA%A8u-th%E1%BB%B0c-t%E1%BA%BE-s%E1%BB%91-1-vi%E1%BB%87t-nam.1379/

Xem nội dung và lịch học https://camnangxnk-logistics.net/khai-giang-khoa-xnk-logistics-thuc-te/

https://g.page/r/CUTnYGWABM9VEB0/review

0978392436