Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 253/UBND-KT ngày 24/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về vướng mắc trong tiền hoàn thuế ưu đãi cho một số C/O mẫu D của Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp. Về việc này, Bộ Tài chính có ý kiến trao đổi như sau:
1. Nguyên tắc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
Theo quy định, hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì để được hưởng các chế độ ưu đãi đó, người khai hải quan cần phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O) cho cơ quan hải quan. Như vậy, để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, C/O là chứng từ bắt buộc phải nộp cho cơ quan hải quan để xem xét áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
2. Quá trình xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu: Ngay sau khi nhận được kiến nghị, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan và gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất xử lý theo đúng quy định của pháp luật và thẩm quyền của Bộ Tài chính.
Tại thông báo số 433/TB-VPCP ngày 20/11/2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến các đại biểu dự họp, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm đến C/O xăng dầu nhập khẩu trong giai đoạn từ 14/9/2016 đến 8/3/2017 theo đúng quy định của pháp luật về hải quan, xuất nhập khẩu, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì xử lý theo đúng quy định của pháp luật và thẩm quyền, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan hải quan tiến hành truy thu số tiền thuế chênh lệch giữa mức thuế suất ưu đãi đặc biệt với mức thuế MFN đối với các tờ khai nhập khẩu xăng dầu không đủ điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
3. Căn cứ pháp lý về thời điểm nộp C/O:
3.1. Về cam kết quốc tế:
a) Về thời điểm nộp C/O: Quy tắc 13 Phụ lục 8 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN thì thời hạn nộp C/O được quy định như sau:
“1. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu tờ khai, C/O kèm các chứng từ chứng minh (như hóa đơn thương mại và vận đơn chở suốt được cấp trên lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu khi được yêu cầu) và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật nước thành viên nhập khẩu.”
b) Về thời hạn hiệu lực của C/O: Quy tắc 14, Phụ lục 8 của Hiệp định ATIGA quy định:
“ C/O có hiệu lực trong trong vòng mười hai (12) tháng kể từ ngày cấp, và phải được nộp cho cơ quan Hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn đó”.
Theo đó, thời điểm nộp C/O được quy định cụ thể trong cam kết quốc tế là tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Hiệu lực C/O là 12 tháng kể từ ngày cấp. C/O cần phải nộp tại thời điểm làm thủ tục hải quan và phải còn giá trị hiệu lực tại thời điểm nộp.
c) Chương quy tắc xuất xứ của Hiệp định ATIGA được nội luật hóa tại Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010 (được thay thế bởi Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3/10/2016), cụ thể:
“Để được hưởng ưu đãi thuế quan, tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, Người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nước nhập khẩu tờ khai, C/O mẫu D, kèm các chứng từ chứng minh….” (Điều 13, Phụ lục 7)
“C/O có hiệu lực trong trong vòng mười hai (12) tháng kể từ ngày cấp, và phải được nộp cho cơ quan Hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn đó…” (Điều 14, Phụ lục 7)
Căn cứ quy định trên, để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, thời điểm nộp C/O là tại thời điểm làm thủ tục hải quan và C/O phải còn giá trị hiệu lực tại thời điểm nộp.
3.2. Về việc áp dụng Điều ước quốc tế:
– Khoản 1 Điều 5 Luật Hải quan quy định: “1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
– Điều 4 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa về việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi theo các điều ước quốc tế:
“Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định chi tiết việc thi hành các Điều ước này.”
3.3. Quy định trong nước về thời điểm nộp C/O:
– Điều 13, Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa quy định các trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan:
“Trong những trường hợp sau, Giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hoá nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan:
1. Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.”
Căn cứ quy định trên, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải nộp cho cơ quan hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan để được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
3.4. Về thẩm quyền hướng dẫn xác định xuất xứ:
– Khoản 3 Điều 27 Luật Hải quan: “Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục, thẩm quyền, thời hạn xác định xuất xứ hàng hóa.”
– Khoản 4 Điều 24 Luật Hải quan: “Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay thế tờ khai hải quan, các trường hợp phải nộp, xuất trình chứng từ có liên quan quy định tại khoản 1 Điều 24”.
Căn cứ quy định trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền hướng dẫn thời điểm nộp, xuất trình C/O. Điểm a, khoản 2, Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 về thời điểm nộp C/O để áp dụng ưu đãi đặc biệt như sau:
“Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 16 Thông tư này tại thời điểm nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc trong thời hạn theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên…..”
Bên cạnh đó, trong trường hợp cần thiết để kịp thời áp dụng chính sách quản lý phù hợp phục vụ điều hành chính sách để ổn định nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo đúng thẩm quyền, Bộ Tài chính căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện ngay. Đây là thực tế quản lý phát sinh trong quản lý điều hành và các nội dung hướng dẫn thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ Tài chính, phù hợp với cam kết quốc tế và quy định trong nước. Nội dung này hiện nay được quy định tại khoản 2, Điều 26 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 và khoản 1, Điều 4 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.
Mặt hàng xăng dầu là hàng hóa thuộc hoạt động điều tiết giá, mức thuế suất thuế nhập khẩu được sử dụng tính giá cơ sở để điều hành giá bán lẻ xăng dầu là mức thuế suất bình quân gia quyền căn cứ trên số tiền thuế xác định tại thời điểm nhập khẩu. Do vậy, giai đoạn từ 14/9/2016 – trước 9/3/2017, để phù hợp với chính sách quản lý điều hành về giá cơ sở, Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn riêng đối với mặt hàng xăng dầu phải nộp C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan.
Như vậy, nội dung hướng dẫn tại công văn số 12802/BTC-TCHQ là đúng thẩm quyền của Bộ Tài chính, tuân thủ cam kết trong Hiệp định ATIGA và quy định pháp luật trong nước. Theo đó, cơ quan hải quan tiến hành truy thu số tiền thuế đối với các lô hàng xăng dầu nhập khẩu không nộp C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan là đúng quy định.
12802/BTC-TCHQ ngày 14/09/2016 Thời điểm nộp C/O
Để thực hiện công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và căn cứ quy định tại các Hiệp định, Bộ Tài chính yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện các nội dung sau:
1. Căn cứ pháp lý:
1.1. Điều 21, 24, 25 Luật Hải quan năm 2014 quy định về thủ tục hải quan và hồ sơ hải quan;
1.2. Điều 13 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 hướng dẫn chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa quy định về thời điểm nộp C/O;
1.3. Các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết và thực thi, đã được nội luật hóa tại Điều 11 Phụ lục 4 Thông tư số 15/2010/TT-BCT ngày 15/4/2010, Điều 13 Phụ lục 7 Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010, Điều 14 Phụ lục 2 Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010, Điều 8 và Điều 20 Phụ lục 3 Thông tư số 31/2013/TT-BCT ngày 15/11/2013, Điều 9 Phụ lục V Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014, Điều 12 Phụ lục 3 Thông tư số 31/2015/TT- BCT ngày 24/9/2015, Điều 3 Phụ lục 4 Thông tư số 40/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương quy định về thời điểm nộp C/O;
1.4. Điều 16, Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2016 của Bộ Tài chính về hồ sơ hải quan và kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trên cơ sở căn cứ pháp lý nêu trên, Bộ Tài chính yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện các nội dung sau:
2.1. Thời điểm nộp C/O đối với các mẫu C/O, trừ C/O mẫu VK (KV):
a) Đối với tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp bản chính C/O tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
b) Đối với tờ khai hải quan điện tử, người khai hải quan phải nộp bản chính C/O tại thời điểm nộp hồ sơ hải quan.
c) Ngoài thời hạn nêu trên, cơ quan hải quan chỉ xem xét đề nghị nộp bổ sung C/O trong các trường hợp:
c.1) Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, với mã số HS khai báo, thuế suất MFN thấp hơn hoặc bằng với thuế suất ưu đãi đặc biệt, doanh nghiệp khai thuế suất MFN khi làm thủ tục hải quan, không áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan xác định lại mã số HS hoặc doanh nghiệp khai bổ sung mã HS, theo mã HS mới thì thuế suất MFN cao hơn so với thuế suất ưu đãi đặc biệt, doanh nghiệp đề nghị được nộp bổ sung C/O.
c.2) Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa thuộc đối tượng theo diện ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan (hoặc doanh nghiệp tự phát hiện) xác định hàng hóa không thuộc diện ưu đãi đầu tư, doanh nghiệp đề nghị được nộp bổ sung C/O.
2.2. Thời điểm nộp C/O đối với C/O mẫu VK (KV):
a) Đối với tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp bản chính C/O tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
b) Đối với tờ khai hải quan điện tử, người khai hải quan phải nộp bản chính C/O tại thời điểm nộp hồ sơ hải quan.
c) Trường hợp không có bản chính C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải khai báo việc nộp bổ sung C/O trên tờ khai hải quan và nộp C/O trong vòng 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trong thời gian chưa nộp C/O, người khai hải quan khai báo theo mức thuế suất MFN.
3. Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục Hải quan trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra xác định xuất xứ ban hành kèm theo Quyết định số 4286/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2015 của Tổng cục Hải quan.
Trong quá trình kiểm tra, căn cứ nội dung hướng dẫn tại Quy trình kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa, trường hợp có nghi vấn liên quan đến tính hợp lệ của C/O, các thông tin khai báo trên C/O hay xuất xứ thực tế của hàng hóa nhập khẩu (như dấu hiệu giả mạo chữ ký, con dấu trên C/O, sự không phù hợp giữa thông tin về hàng hóa khai báo trên C/O với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O hay qua kiểm tra thực tế (nếu có) phát hiện xuất xứ thể hiện trên hàng hóa khác so với khai báo, quy định về vận chuyển trực tiếp,…), Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phải gửi báo cáo và hồ sơ liên quan về Tổng cục Hải quan để tiến hành xác minh. Trong thời gian chờ kết quả xác minh, hàng hóa thực hiện theo mức thuế suất ưu đãi MFN.
KHÓA HỌC CÁCH KIỂM TRA C/O NHẬP KHẨU HỢP LỆ VÀ LÀM TẤT CẢ CÁC MẪU C/O XUẤT KHẨU duy nhất chỉ có tại TRUNG TÂM LOGISTICS XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC TẾ (VINA LOGISTICS) https://camnangxnk-logistics.net/ ĐT/ZALO: 0978392436
Học phí 2.5trieu trọn khóa
DN nhập khẩu không biết cách kiểm tra C/O thế nào là hợp lệ dẫn đến bị bác không được hưởng ưu đãi thuế NK gây thiệt hại lớn cho DN
1. Làm C.O Chưa Bao Giờ Dễ Đến Vậy Cho Dù Bạn Chưa Biết Gì
2. Học 1 Khóa Làm Được Các Loại C.O, Còn Gì Phải Chần Chừ?
3. Khóa Học Được Đào Tạo 6 Buổi Lý Thuyết Và Thực Hành Song Song
4. Các Thầy Cô Có Nhiều Năm Kinh Nghiệm Trong Lĩnh Vực C.O. Trung Bình 2 Thầy Cô/ Khóa
5. Giáo Trình Căn Bản Đến Nâng Cao, Bài Tập Thực Hành, Tài Liệu Đa Dạng Phong Phú, Hướng Dẫn Tra Cách Cứu Luật, Văn Bản Một Cách Nhanh Chóng,…
6. Hỗ Trợ Cho Đến Khi Xin Được Bộ C.O
7. Lĩnh Ngộ Được Các Mẹo ( Tips), Kinh Nghiệm Thực Tế Giúp Việc Xin C.O Thuận Lợi.
8. Phù Hợp Với Các Bạn Chưa Biết Gì Về C.O, Hoặc Có Biết Nhưng Chưa Biết Tới Nơi Tới Chốn, bạn nào học thì vào link lớp học đăng ký nhé
https://zalo.me/g/wnluza754
Đt/zalo 0978392436
https://diendan.camnangxnk-logistics.net/#cm-nang-v-xut-x-certificate-of-origin.14
https://diendan.camnangxnk-logistics.net/threads/khoa-hoc-lam-chung-nhan-xuat-xu-c-o.1120/
Bài viết liên quan
4117, 4370/TCHQ-GSQL Vv dùng bản scan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Việt Nam, Israel ký Hiệp định thương mại tự do VIFTA
Hướng dẫn nộp phí C/O
C/O chỉ cần scan gửi qua hệ thống cho cơ quan Hải quan
3790/TCHQ/GSQL, 500/TB-XNK Về việc khai báo, nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu AK và Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VK ĐIỆN TỬ.
2541/TCHQ-GSQL 26/05/2023 danh sách mẫu chữ ký C/O form JV VJEPA của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản