04 hình thức xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn sau thu hồi như sau:
(1) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn:
– Khắc phục lỗi của sản phẩm: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có thể xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm thực phẩm an toàn;
– Khắc phục lỗi ghi nhãn: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm ghi nhãn chưa đúng theo quy định.
(2) Chuyển mục đích sử dụng: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không được sử dụng làm thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào mục đích khác sau khi xử lý phù hợp.
(3) Tái xuất: áp dụng đối với các trường hợp thực phẩm nhập khẩu không bảo đảm an toàn và thuộc diện tái xuất theo quy định pháp luật.
(4) Tiêu hủy: áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố, quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất.
Bài viết liên quan
Nhật Bản tiêu hủy 2 lô sầu riêng và ớt Việt Nam
Lý do Trung Quốc ngưng nhập tôm hùm bông Việt Nam
DOANH NGHIỆP ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM ĐƯỢC XUẤT KHẨU TỔ YẾN SANG TRUNG QUỐC
Danh sách các công ty được phép xuất khẩu tổ yến chính ngạch sang Trung Quốc
Thương vụ Việt Nam tại Australia lưu ý nguy cơ về gian lận thương mại
Mỹ giảm thuế đối với mặt hàng cá tra Việt Nam